Thị trường bất động sản toàn cầu sắp rơi vào khủng hoảng: Giá nhà lao dốc trong khi lãi suất thế chấp tăng vọt

Hệ thống tài chính sẽ không sụp đổ, nhưng cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những điều tồi tệ.

Đồng loạt lao dốc

Hơn chục năm qua, sở hữu 1 ngôi nhà là điều khá dễ dàng và ngôi nhà cũng là tài sản sinh lời tốt bởi giá đã tăng bền vững trong nhiều năm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nếu bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của bạn, đã đến lúc cần lo lắng.

Giá nhà đang đồng loạt lao dốc tại 9 nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Tại Mỹ mức giảm không lớn nhưng tại những thị trường căng thẳng nhất diễn biến khá phức tạp. Ở Canada, nơi từng có cơn sốt căn hộ cao cấp, giá nhà giảm 9% so với hồi tháng 2.

Trong bối cảnh lạm phát và suy thoái đe dọa kinh tế thế giới, một viễn cảnh không mấy sáng sủa đang đe dọa thị trường bất động sản toàn cầu. Kể cả những công ty môi giới cũng không mấy lạc quan. Mặc dù không tồi tệ đến mức châm ngòi khủng hoảng tài chính toàn cầu như giai đoạn 2007-09, thị trường được dự báo sẽ lâm vào giai đoạn suy thoái kéo dài, khiến nhiều người lâm vào cảnh tài chính kiệt quệ và thậm chí có thể thổi bùng lên cơn bão chính trị.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng chính là lãi suất tăng. Tại Mỹ, những người muốn vay tiền để mua nhà hốt hoảng khi nhận ra lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm đã tăng vọt lên mức 6,92%, cao gấp đôi so với 1 năm trước và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2002.

Từ trong đại dịch, trên thị trường đã xuất hiện những bong bóng nhỏ bị thổi lên bởi lãi suất ở mức gần 0, những khoản tiền hỗ trợ COVID-19 và cuộc săn lùng không gian sống thoải mái hơn ở vùng ngoại ô. Nhưng giờ đây tất cả đều đang đảo ngược một cách chóng vánh.

Ví dụ, cách đây 1 năm bạn có thể vay 420.000 USD trong 30 năm, mỗi tháng chỉ cần trả 1.800 USD tiền gốc và lãi. Nhưng giờ đây với 1.800 USD mỗi tháng bạn sẽ chỉ có thể vay được 280.000 USD – thấp hơn 33% so với trước.

Từ Stockholm đến Sydney, sức mua của người đi vay đang “sụp đổ”. Những người mua mới ngày càng khó tìm được nguồn tài chính, khiến nhu cầu sụt giảm mạnh. Trong khi đó, những người đã mua nhà bằng tiền đi vay cũng đang chật vật trả nợ. Nếu không may mắn họ có thể buộc phải bán nhà.

Liệu bong bóng có vỡ?

Tin tốt là giá nhà giảm sẽ không kéo theo bong bóng vỡ tung tại Mỹ như cách đây 15 năm. So với trước, các ngân hàng đã có nguồn vốn tốt hơn và các khoản vay cũng an toàn hơn. Nhưng trong tình huống này nhóm thiệt hại nhiều nhất sẽ là người nộp thuế. Theo cơ chế bảo hiểm liên bang, họ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Khi lãi suất tăng, họ đứng trước nguy cơ thua lỗ. Hiện Cục dự trữ liên bang (Fed) đang sở hữu 1/4 tổng lượng chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (mortgage-backed securities – MBS) trên thị trường.

Quảng cáo

Ở một số nơi khác như Hàn Quốc và các nước Bắc Âu, lãi suất tăng mạnh trong khi nợ của các hộ gia đình hiện đang ở mức tương đương 100% GDP. Người dân đứng trước nguy cơ không thể trả các khoản vay tại các ngân hàng chính thống hoặc các công ty tài chính trong bóng tối. Thống đốc NHTW Thụy Điển gần đây so sánh tình trạng hiện nay giống như đang “ngồi trên miệng núi lửa”.

Cuộc khủng hoảng tệ nhất có lẽ là ở Trung Quốc, nơi có một loạt rắc rối như tình trạng đầu cơ tràn lan, một số doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ trái phiếu, người mua nhà đã nộp tiền mà căn hộ mãi chưa hoàn thiện. Tuy nhiên may mắn là những rắc rối này chỉ gói gọn ở Trung Quốc.

Dẫu vậy, có nhiều lý do để lo ngại về cuộc khủng hoảng hiện nay. Đầu tiên, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh lãi suất tăng và giá dần điều chỉnh, tương lai bất định khiến mọi người không muốn thay đổi chỗ ở. Trong tháng 8, doanh số bán nhà sẵn có tại Mỹ đã giảm 20% so với 1 năm trước. Công ty bất động sản Zillow báo cáo lượng nhà mới được chào bán giảm 13% so với mức bình thường. Tại Canada, doanh số được dự báo sẽ giảm 40% trong năm nay.

Khi mọi người không thể di chuyển, mức độ năng động của thị trường lao động bị hạn chế đáng kể. Đây là mối lo lớn đối với các doanh nghiệp đang cố gắng thích nghi với tình trạng thiếu hụt nhân công và khủng hoảng năng lượng. Tồi tệ hơn, khi giá nhà giảm, các chủ nhà nhận ra căn nhà của mình giờ có giá trị thấp hơn cả khoản vay thế chấp và cuối cùng rơi vào vòng luẩn quẩn. Đây chính là vấn đề đã khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới khốn khổ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Giá nhà giảm cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: những người tiêu dùng vốn đang khó khăn càng cảm thấy bi quan hơn. Trên toàn thế giới, nhà ở có tổng giá trị vào khoảng 250.000 tỷ USD (tổng giá trị vốn hóa của TTCK toàn cầu là 90.000 tỷ USD), chiếm một nửa tổng tài sản. Giá nhà giảm đương nhiên sẽ khiến người tiêu dùng có xu hướng “thắt lưng buộc bụng”. Mặc dù 1 nền kinh tế hạ nhiệt là điều mà các NHTW mong muốn sau khi tăng lãi suất, nhưng niềm tin sụp đổ sẽ là cái giá khá đắt.

Rắc rối lớn hơn nằm ở một bộ phận nhỏ chủ sở hữu nhà: những người chưa chốt được lãi suất và đối mặt với khoản lãi phải trả ngày càng tăng cao. Ở Mỹ số lượng những người như vậy không lớn vì các khoản vay thường là vay thế chấp lãi suất cố định 30 năm. Nhưng có tới 80% các khoản vay ở Thụy Điển chỉ cố định lãi suất trong 2 năm hoặc ngắn hơn, và một nửa khoản vay thế chấp ở New Zealand đến hạn tái tài trợ trong năm nay.

Viễn cảnh u ám

Kết hợp với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, ngày càng có nhiều gia đình gặp khó khăn về tài chính. Tại Australia, khoảng 20% nợ thế chấp thuộc về các hộ gia đình chứng kiến dòng tiền mặt nhàn rỗi sụt giảm ít nhất 20% nếu như lãi suất tăng mạnh như dự báo. Tại Anh, 2 triệu hộ gia đình có thể rơi vào cảnh số tiền phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp chiếm 10% thu nhập. Những người không thể chi trả được nữa sẽ phải vội vã bán rẻ ngôi nhà của họ.

Đã nhiều lần giải cứu nền kinh tế trong 15 năm qua, hầu hết các nước phương Tây sẽ lưỡng lự trước quyết định có nên cứu thị trường bất động sản một lần nữa hay không. Tại Mỹ, nỗi lo sợ khủng hoảng bất động sản khiến một số người hối thúc Fed chậm lại trên con đường tăng lãi suất. Tây Ban Nha đang xem xét áp trần tăng lãi suất thế chấp. Hungary và nhiều nước được dự báo sẽ có động thái tương tự.

Để giải cứu thị trường, nợ chính phủ sẽ tăng lên, đồng thời làm dấy lên ý tưởng cho rằng sở hữu nhà ở là con đường chắc chắn sẽ được chính phủ hỗ trợ. Điều đó càng khiến các vấn đề bất ổn của thị trường trở nên khó giải quyết hơn.

Khi mà kỷ nguyên lãi suất thấp đi đến hồi kết, mây đen đang kéo đến bao phủ thị trường bất động sản. Không có gì đảm bảo cuối cùng chúng ta sẽ có một thị trường tốt đẹp hơn.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Lập Ban Chỉ đạo thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát liên quan đến vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Dragon Capital công bố đề xuất xây dựng tài sản số đầu tiên tại Việt Nam dựa trên Quỹ ETF Hà Nội giao Bất động sản Song Lộc hơn 3,8 ha đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng

Hà Nội giao Bất động sản Song Lộc hơn 3,8 ha đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội mới đây đã ký Quyết định số 1869/QĐ-UBND giao 38.392m2 (tương đương 3,8ha) đất tại ô đất ký hiệu TT4 thuộc Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai cho Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Song Lộc để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng.

Hà Nội yêu cầu giám sát việc khắc phục phòng cháy ở 18 tòa cao ốc Dragon Capital công bố đề xuất xây dựng tài sản số đầu tiên tại Việt Nam dựa trên Quỹ ETF

Hà Nội yêu cầu giám sát việc khắc phục phòng cháy ở 18 tòa cao ốc

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu, trường hợp cơ sở cố tình không thực hiện khắc phục phải có những biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết xử lý nghiêm đối với bộ phận, hạng mục, công trình vi phạm để yêu cầu thực hiện.

Hà Nội yêu cầu trình phê duyệt cải tạo lại 4 khu chung cư ở quận Đống Đa vào tháng 5/2025 Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành phần nổi cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm vào dịp 2/9

Công thức vàng kiến tạo siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh - “Riverside phía Tây Thủ đô”

Hội tụ những giá trị đỉnh cao từ vị trí, thiết kế, tiện ích đến dịch vụ và an ninh, biệt thự Vịnh Bình Minh (Vinhomes Wonder City, Hà Nội) không chỉ là một tuyệt tác bất động sản hiếm có dành cho giới tinh hoa mà còn là tuyên ngôn đầy

Vị thế dẫn đầu và “nước cờ” dài hạn của Vinhomes Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700%

TP. Hồ Chí Minh tạm dừng triển khai các dự án để sắp xếp lại bộ máy

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn về việc rà soát, tạm dừng triển khai các công trình, dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Kết luận số 126- KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Hà Nội muốn tái thiết 30 tòa nhà chung cư cũ tại khu tập thể Trung Tự thành 2 tòa nhà cao tầng, người dân sẽ được đền bù ra sao? Xây dựng Hoà Bình lên kế hoạch lãi giảm 63%, phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Hà Nội muốn tái thiết 30 tòa nhà chung cư cũ tại khu tập thể Trung Tự thành 2 tòa nhà cao tầng, người dân sẽ được đền bù ra sao?

Theo phương án sơ bộ, hộ dân có nhà tại tầng 1 sẽ được áp dụng hệ số bồi thường trên diện tích bị thu hồi (K) ở mức 2 lần, hộ dân từ tầng 2 trở lên nhận mức hệ số K là 1,5.

Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Nhu cầu co-working space tại Nghệ An ngày càng cao

Không gian sống xanh trong lòng phố tích hợp co-working space - không gian làm việc chung lần đầu tiên tại Nghệ An đang trở thành lựa chọn của chuyên gia nước ngoài và cộng đồng digital nomad (du mục kĩ thuật số) trong nước, quốc tế.

Một tỉnh có tất cả 207 xã, phường, thị trấn đều không đạt cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số Hà Nội cho phép Ngôi sao Châu Á chuyển gần 5.000 m2 đất sang xây nhà ở xã hội

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Hà Nội dự chi hơn 5.400 tỷ đồng xây đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh

UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm

3 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.

Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa

Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.

Hai dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ tại Hà Nội tìm nhà đầu tư Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán