Thị trường bán lẻ tăng trưởng kéo theo sự phục hồi bất động sản bán lẻ

Với sự hồi phục từ thị trường bán lẻ Việt Nam, nhu cầu bất động sản bán lẻ cũng có nhiều tín hiệu tích cực khi các “ông lớn” bán lẻ mở rộng địa điểm kinh doanh.

Giá thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm Tp.HCM đã tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Int
Giá thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm Tp.HCM đã tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Int

Nửa đầu năm 2023, ngành bán lẻ Việt Nam chứng kiến dấu hiệu phục hồi rõ nét với cuộc đua mở rộng thị phần sau đại dịch Covid-19 của các “ông lớn” nội địa và quốc tế. Đơn cử như MUJI khai trương cửa hàng thứ 5 tại TP. Hồ Chí Minh trong quý 1 và thứ 6 tại Hà Nội trong quý 2, đều có quy mô 2.000m2. Trong khi đó UNIQLO cũng tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch mở rộng tại Việt Nam thông qua việc khai trương cửa hàng thứ 19 với quy mô 1200m2 tại Hà Nội. Đây là cửa hàng mới thứ 4 trong nửa đầu năm 2023 của ông lớn bán lẻ thời trang đến từ Nhật Bản này,...

WinCommerce cũng đã mở thêm 152 cửa hàng Winmart+ và 2 siêu thị Winmart trong 6 tháng đầu năm 2023, nâng tổng số điểm bán lên 3.511 địa điểm toàn quốc cho cả siêu thị và siêu thị mini. Qua đó, củng cố vị thế là chuỗi bán lẻ hiện đại lớn nhất về số lượng điểm bán.

Đặc biệt là mô hình tích hợp Win mới với có hơn 30 cửa hàng WinMart+ được chuyển đổi sang mô hình WIN cho kết quả ban đầu đáng khích lệ. Theo đó, doanh thu mỗi m2 tăng 20% và biên EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi) tăng thêm 0,6% so với trước khi chuyển đổi.

Liên tục được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng, duy trì tốc tốc độ tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ, quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.

7-8-3185.png

Mặc dù nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng 2023 vẫn đạt mức tăng tích cực, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương cùng kỳ năm 2022 (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,44%).

Trái với tình trạng khó khăn của phân khúc nhà phố thương mại riêng lẻ với hàng loạt cửa hàng nối đuôi nhau đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô do thị trường khó khăn. Mặt bằng bán lẻ ở khối đế chung cư, trung tâm thương mại tại các thành phố lớn vẫn diễn biến sôi động, công suất cho thuê đạt trên 85% với giá thuê tiếp tục tăng tại khu vực trung tâm.

Tại thị trường Hà Nội, giá thuê mặt bằng tầng trệt trong quý 2/2023 tăng khoảng 2% so với quý trước. Tại TP.HCM, giá thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm tương đương quý trước nhưng đã tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái với hơn 20 thương hiệu mở mới và mở rộng để tăng hiện diện trong khi nguồn cung mới khan hiếm, tỷ lệ trống trung bình tại khu vực này chỉ khoảng 5%.

Quảng cáo

Nửa cuối năm 2023, nguồn cung dồi dào từ các dự án trung tâm thương mại quy mô lớn đáp ứng nhu cầu mở mới, mở rộng địa điểm kinh doanh của các “ông lớn” bán lẻ hứa hẹn tương lai tích cực cho bất động sản bán lẻ trong trung tâm thương mại tại các thành phố lớn trong thời gian tới.

Tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến có 3 dự án ở khu vực ngoài trung tâm sẽ đi vào hoạt động với diện tích cho thuê khoảng 66.000 m2. Đáng chú ý, nguồn cung phân khúc bán lẻ đến năm 2026 sẽ tăng mạnh, dự kiến đạt 201.000 m2 sàn từ 13 dự án đi vào hoạt động.

Trong khi đó tại Hà Nội, Lotte Mall West Lake Hanoi vừa đóng góp 82.550 m2 vào tổng nguồn cung diện tích bán lẻ toàn thành phố. Dự kiến từ nay đến hết năm 2023, sẽ có hai trung tâm thương mại và bốn dự án khối đế thương mại với tổng diện tích hơn 47 nghìn m2.

Trên thực tế sự trỗi dậy của ngành bán lẻ Việt Nam sau đại dịch không chỉ đến từ tăng trưởng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm song hành với doanh thu từ sự trở lại của lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lượng khách du lịch nội địa. Tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu, đồng thời, người dân có xu hướng tăng chi tiêu vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ xã hội.

Nếu như năm 2019 (năm trước dịch) doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 75,9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đến năm 2023 tỷ lệ này đã tăng lên 78,9% (tăng thêm 3 điểm phần trăm). Trong khi đó, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,6%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,2% (giảm 2,4 điểm phần trăm).

Đây là cơ hội cho lĩnh vực bất động sản bán lẻ, đặc biệt là nhóm các hàng hóa thiết yếu như ngành hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi, dược phẩm, thời trang bình dân,... Các nhãn hàng trong lĩnh vực này cũng đã và đang thực hiện kế hoạch mở rộng.

Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới, đặt mục tiêu nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố cả nước với khoảng 600 cửa hàng.

Ngoài ra, một doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác là Tập đoàn Aeon cũng đang lên kế hoạch xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam, 100 AEON MaxValu Supermarket tại Hà Nội vào năm 2025. Trong khi đó WinCommerce dự kiến mở thêm 1.000 cửa hàng, còn Saigon Coop đặt mục tiêu số 1 về mảng bán lẻ siêu thị.

Tuy nhiên, các nhãn hàng đang ngày càng có yêu cầu khắt khe trong việc lựa chọn, để đáp ứng lượng lớn nhu cầu này, điều thị trường Việt Nam cần không chỉ là đơn thuần là lượng mà còn là chất của mặt bằng bán lẻ.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, mức giá cho thuê bất động sản bán lẻ tại khu vực ngoại ô dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do các nhãn hàng có nhiều lựa chọn hơn trong bối cảnh nguồn cung tăng trưởng. Đặc biệt tại các trung tâm thương mại kém không chủ động cải tạo, nâng cấp.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf – đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class".

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

Từ 20/9, những trường hợp nào sẽ được “thưởng” khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội?

Từ 20/9/2024, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. Trong đó xuất hiện những điểm mới là cơ chế thưởng bằng tiền đối với trường hợp bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm? Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm soát việc tăng giá bất động sản

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

“Nhà trong ngõ có tầm giá 3-4 tỷ đồng đang dần biến mất khi mức giá đất trung bình đã trên 100 triệu đồng/m2 khu vực ven vành đai 3 và 150 triệu đồng/m2 ở các quận nội thành”, ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 OneHousing chi biết.

Nguồn thu từ nhà đất tăng mạnh, đem về cho ngân sách 90.600 tỷ đồng Nhà đất “không sổ” được phép giao dịch như thế nào từ 1/8?

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế

Các hồ sơ giao dịch, chuyển nhượng đất đai từ 1/8/2024 đến nay tại Tp.HCM vẫn đang bị “treo” để chờ Thông tư, hướng dẫn bảng giá đất mới, chưa thể giải quyết ở khâu tính thuế.

Bất ngờ với giao dịch bất động sản trong quý 2/2024: Đất nền tăng, chung cư giảm Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền

Đề xuất hướng giải quyết 8.800 hồ sơ nhà đất bị tắc: Nhận hồ sơ thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật tại thời điểm đó

Thông tin được đưa ra sau cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường và Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí (HoREA) về dự thảo bảng giá đất mới diễn ra ngày hôm qua.

Doanh nghiệp ở Hà Nội đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 400 tỷ ở Thái Nguyên Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

Với mật độ xây dựng chỉ 18% trên tổng diện tích 420ha, Đô thị thời đại Sun Urban City được chủ đầu tư kiến tạo tới 5 đại công viên mang phong cách và công năng khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của cư dân tương lai, mang đến môi trường sống xanh và không

Sun Group ra mắt Sunrise Park Villa tại Bãi Sao, Phú Quốc Vì sao bất động sản Sun Property tạo giá trị bền vững?

Một dự án khu du lịch sinh thái ở Thanh Hóa được phê duyệt nâng vốn lên hơn 11.000 tỷ đồng

Tổng mức đầu tư của dự án là 11.096 tỷ đồng; trong đó: vốn tự có 2.219 tỷ đồng (chiếm 20%); vốn vay và huy động hợp pháp khác 8.877 tỷ đồng (chiếm 80%).

Lời giải nào cho vấn nạn bỏ cọc đấu giá đất tại Hà Nội? Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18km

Mưa bão lớn, phép thử cho chất lượng chung cư

Chung cư Hà Nội vừa trải qua những thời khắc oằn mình trong bão Yagi. Mưa to, gió lớn của cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua đã kiểm chứng chất lượng xây dựng, khả năng quản lý của hệ thống chung cư tại Hà Nội.

Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền Thêm hàng nghìn căn hộ chung cư ở Đà Nẵng được phê duyệt đủ điều kiện mở bán