Sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa và chế biến sâu tăng cao, cơ hội mới cho ngành cà phê

Sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa và cung ứng cho các nhà máy chế biến cà phê giá trị gia tăng xấp xỉ 400.000 tấn, chiếm khoảng 23,52%/ trên tổng sản lượng cà phê của cả nước, tăng đáng kể so với con số 5-7% trước đây.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sản lượng cà phê cung ứng cho nhà máy rang xay, hòa tan kết hợp với tiêu thụ nội địa tăng nhanh cho thấy ngành cà phê đang giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nhân. Qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan niên vụ 2021-2022 là: Cà phê ngon, Nestlé Việt Nam, Olam, URC Việt Nam và Outspan Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên (chi nhánh Sài Gòn), Lựa chọn đỉnh, ... Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm thị phần 59,9%/ tổng khối lượng cà phê rang xay, hòa tan và chiếm khoảng 66% về kim ngạch.

Tiêu thụ nội địa và chế biến sâu tăng mạnh mở ra triển vọng mới cho ngành cà phê

Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch VICOFA cho biết, xuất khẩu các sản phẩm cà phê rang xay, hòa tan kết hợp với tiêu thụ nội địa tăng nhanh cho thấy ngành cà phê trong nước đang giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nhân. Việc tăng xuất khẩu cà phê chế biến sâu là bước phát triển lớn qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê của Việt Nam.

Phần lớn các doanh nghiệp FDI làm cà phê chế biến sâu là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế vững vàng hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, tuy nhiên với sản lượng tiêu thụ nội địa và chế biến sâu chỉ mới chiếm hơn 23%/ tổng sản lượng cà phê cả nước cũng không giúp giảm áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng cần tiền để thu mua cà phê nhân sau đó mới chế biến sâu nhưng nay các doanh nghiệp này cũng gặp không ít khó khăn.

Xuất khẩu cà phê đang gặp khó khăn ở thị trường trong nước, còn ở thị trường nước ngoài các quy định và tiêu chuẩn về phát triển bền vững của các nước nhập khẩu đang buộc doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi.

Tại hội thảo “Xuất khẩu vào các thị trường FTA - Giải bài toán phát triển bền vững” vào cuối tuần qua, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, mặc dù gặp khó khăn do dịch COVID-19, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) tăng mạnh 14-15% trong 2021-2022 (cao hơn mức trung bình 7% trước đó) nhờ Hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Song, theo đại diện này, hiện có những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Trong đó, EU đang siết chặt các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, gia tăng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực môi trường, khí hậu, phát triển bền vững, … Vì thế, để xuất khẩu bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ tiêu chuẩn cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU.

Phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho đến công nghệ chế biến

Tại hội thảo, ông Lý Trung Kiên, Trưởng bộ phận Logistics toàn quốc, Nestlé Việt Nam cho biết, hiện sản phẩm của công ty đang xuất khẩu sang hơn 30 thị trường, trong đó có các thị trường khó tính tại EU như Thụy Sĩ, Anh, … Đặc biệt, Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị cao, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, như các sản phẩm cà phê chế hòa tan, cà phê rang xay.

Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị cao, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, như các sản phẩm cà phê chế hòa tan, cà phê rang xay
Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị cao, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, như các sản phẩm cà phê chế hòa tan, cà phê rang xay

Để có ưu thế về chất lượng và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính, Nestlé Việt Nam không ngừng đầu tư từ phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho đến công nghệ chế biến. Đơn cử đối với sản phẩm cà phê, Nestlé Việt Nam thực hiện chương trình NESCAFÉ Plan từ năm 2011 đến nay, nhằm hoàn thiện chuỗi liên kết giá trị sản xuất cà phê từ người nông dân đến người tiêu dùng, giúp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân, đảm bảo bền vững về môi trường.

Dự án giúp người nông dân trồng cà phê giảm 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học/ thuốc trừ sâu, góp phần bảo vệ sức khỏe và độ phì nhiêu của đất, giúp tăng tỷ lệ hấp thụ khí CO2 và giảm phát thải, cải thiện đa dạng sinh học.

Năm 2022, công ty bắt đầu sản xuất và xuất khẩu những lô đầu tiên sản phẩm cà phê hòa tan siêu thượng hạng sử dụng công nghệ sấy đông, sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ. Nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai là nhà máy đầu tiên sản xuất dòng sản phẩm này ở quy mô thương mại trong toàn bộ Tập đoàn Nestlé, bởi trước đây sản phẩm này trước đây chỉ được sản xuất quy mô nhỏ tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Nestlé tại Mỹ.

Việc mở rộng sản xuất các sản phẩm cà phê giá trị cao là một phần trong khoản cam kết đầu tư thêm 132 triệu USD được Nestlé Việt Nam công bố vào cuối năm ngoái, góp phần đưa sản phẩm “Made-in-Vietnam” chất lượng cao ra khu vực và thế giới, và nâng tổng giá trị đầu tư của Nestlé tại Việt Nam lên gần 730 triệu USD.

Mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD của cà phê Việt Nam sẽ không đến từ tăng sản lượng

VICOFA cho biết mấy năm qua sản lượng cà phê không tăng mà đang có xu hướng giảm, dự báo sản lượng cà phê năm 2023 sẽ giảm 10% so với năm rồi.

“Trong tương lai sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ không tăng và có xu hướng giảm do người nông dân chỉ chú trọng đến cây sầu riêng và cây hồ tiêu cho giá trị kinh tế cao hơn”, Chủ tịch VICOFA nói.

Ông David Rennie - Phó Chủ tịch Điều hành & Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé cho rằng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD cà phê của Việt Nam sẽ không thành hiện thực nếu chỉ kỳ vọng vào việc tăng diện tích trồng cà phê.

“Tăng giá trị xuất khẩu sẽ không đến từ việc tăng sản lượng mà đến từ việc gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê. Các thị trường sẵn sàng trả phí cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao, được canh tác bền vững. Đơn cử thị trường EU đang ngày càng kiểm soát chặt hơn đối với hàng nhập khẩu”, Phó Chủ tịch Điều hành & Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé nói.

Vì vậy, Nestlé đang tập trung đi theo hướng phát triển nông nghiệp tái sinh thông qua hợp tác với chính phủ, các viện nghiên cứu, các tổ chức và người nông dân để tìm ra cách thức cải thiện chất lượng của cà phê Robusta tại Việt Nam, tạo nên những hạt cà phê Robusta năng suất hơn, sinh lời hơn so với những hạt cà phê Robusta thông thường. Điều cần làm là tạo giá trị gia tăng cho hạt cà phê Việt Nam thông qua việc gia tăng hàm lượng chế biến thay vì chỉ xuất khẩu cà phê xanh, vốn có giá trị hạn chế.

Hiện Việt Nam là nước sản xuất cà phê xanh lớn thứ hai trên thế giới và là nhà cung ứng nguyên liệu này lớn nhất cho Nestlé; và Nestlé cũng là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng giá trị thu mua hàng năm khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, tương đương 700 triệu USD/ năm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE