Sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa và chế biến sâu tăng cao, cơ hội mới cho ngành cà phê

Sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa và cung ứng cho các nhà máy chế biến cà phê giá trị gia tăng xấp xỉ 400.000 tấn, chiếm khoảng 23,52%/ trên tổng sản lượng cà phê của cả nước, tăng đáng kể so với con số 5-7% trước đây.

Sản lượng cà phê cung ứng cho nhà máy rang xay, hòa tan kết hợp với tiêu thụ nội địa tăng nhanh cho thấy ngành cà phê đang giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nhân. Qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan niên vụ 2021-2022 là: Cà phê ngon, Nestlé Việt Nam, Olam, URC Việt Nam và Outspan Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên (chi nhánh Sài Gòn), Lựa chọn đỉnh, ... Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm thị phần 59,9%/ tổng khối lượng cà phê rang xay, hòa tan và chiếm khoảng 66% về kim ngạch.

Tiêu thụ nội địa và chế biến sâu tăng mạnh mở ra triển vọng mới cho ngành cà phê

Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch VICOFA cho biết, xuất khẩu các sản phẩm cà phê rang xay, hòa tan kết hợp với tiêu thụ nội địa tăng nhanh cho thấy ngành cà phê trong nước đang giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nhân. Việc tăng xuất khẩu cà phê chế biến sâu là bước phát triển lớn qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê của Việt Nam.

Phần lớn các doanh nghiệp FDI làm cà phê chế biến sâu là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế vững vàng hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, tuy nhiên với sản lượng tiêu thụ nội địa và chế biến sâu chỉ mới chiếm hơn 23%/ tổng sản lượng cà phê cả nước cũng không giúp giảm áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng cần tiền để thu mua cà phê nhân sau đó mới chế biến sâu nhưng nay các doanh nghiệp này cũng gặp không ít khó khăn.

Xuất khẩu cà phê đang gặp khó khăn ở thị trường trong nước, còn ở thị trường nước ngoài các quy định và tiêu chuẩn về phát triển bền vững của các nước nhập khẩu đang buộc doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi.

Tại hội thảo “Xuất khẩu vào các thị trường FTA - Giải bài toán phát triển bền vững” vào cuối tuần qua, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, mặc dù gặp khó khăn do dịch COVID-19, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) tăng mạnh 14-15% trong 2021-2022 (cao hơn mức trung bình 7% trước đó) nhờ Hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Song, theo đại diện này, hiện có những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Trong đó, EU đang siết chặt các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, gia tăng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực môi trường, khí hậu, phát triển bền vững, … Vì thế, để xuất khẩu bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ tiêu chuẩn cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU.

Phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho đến công nghệ chế biến

Tại hội thảo, ông Lý Trung Kiên, Trưởng bộ phận Logistics toàn quốc, Nestlé Việt Nam cho biết, hiện sản phẩm của công ty đang xuất khẩu sang hơn 30 thị trường, trong đó có các thị trường khó tính tại EU như Thụy Sĩ, Anh, … Đặc biệt, Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị cao, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, như các sản phẩm cà phê chế hòa tan, cà phê rang xay.

Quảng cáo
san-luong-ca-phe-tieu-thu-noi-dia-va-che-bien-sau-tang-cao-co-hoi-moi-cho-nganh-ca-phe-20221124154708.jpg?rt=20221124155243 Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị cao, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, như các sản phẩm cà phê chế hòa tan, cà phê rang xay

Để có ưu thế về chất lượng và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính, Nestlé Việt Nam không ngừng đầu tư từ phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho đến công nghệ chế biến. Đơn cử đối với sản phẩm cà phê, Nestlé Việt Nam thực hiện chương trình NESCAFÉ Plan từ năm 2011 đến nay, nhằm hoàn thiện chuỗi liên kết giá trị sản xuất cà phê từ người nông dân đến người tiêu dùng, giúp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân, đảm bảo bền vững về môi trường.

Dự án giúp người nông dân trồng cà phê giảm 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học/ thuốc trừ sâu, góp phần bảo vệ sức khỏe và độ phì nhiêu của đất, giúp tăng tỷ lệ hấp thụ khí CO2 và giảm phát thải, cải thiện đa dạng sinh học.

Năm 2022, công ty bắt đầu sản xuất và xuất khẩu những lô đầu tiên sản phẩm cà phê hòa tan siêu thượng hạng sử dụng công nghệ sấy đông, sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ. Nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai là nhà máy đầu tiên sản xuất dòng sản phẩm này ở quy mô thương mại trong toàn bộ Tập đoàn Nestlé, bởi trước đây sản phẩm này trước đây chỉ được sản xuất quy mô nhỏ tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Nestlé tại Mỹ.

Việc mở rộng sản xuất các sản phẩm cà phê giá trị cao là một phần trong khoản cam kết đầu tư thêm 132 triệu USD được Nestlé Việt Nam công bố vào cuối năm ngoái, góp phần đưa sản phẩm “Made-in-Vietnam” chất lượng cao ra khu vực và thế giới, và nâng tổng giá trị đầu tư của Nestlé tại Việt Nam lên gần 730 triệu USD.

Mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD của cà phê Việt Nam sẽ không đến từ tăng sản lượng

VICOFA cho biết mấy năm qua sản lượng cà phê không tăng mà đang có xu hướng giảm, dự báo sản lượng cà phê năm 2023 sẽ giảm 10% so với năm rồi.

“Trong tương lai sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ không tăng và có xu hướng giảm do người nông dân chỉ chú trọng đến cây sầu riêng và cây hồ tiêu cho giá trị kinh tế cao hơn”, Chủ tịch VICOFA nói.

Ông David Rennie - Phó Chủ tịch Điều hành & Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé cho rằng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD cà phê của Việt Nam sẽ không thành hiện thực nếu chỉ kỳ vọng vào việc tăng diện tích trồng cà phê.

“Tăng giá trị xuất khẩu sẽ không đến từ việc tăng sản lượng mà đến từ việc gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê. Các thị trường sẵn sàng trả phí cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao, được canh tác bền vững. Đơn cử thị trường EU đang ngày càng kiểm soát chặt hơn đối với hàng nhập khẩu”, Phó Chủ tịch Điều hành & Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé nói.

Vì vậy, Nestlé đang tập trung đi theo hướng phát triển nông nghiệp tái sinh thông qua hợp tác với chính phủ, các viện nghiên cứu, các tổ chức và người nông dân để tìm ra cách thức cải thiện chất lượng của cà phê Robusta tại Việt Nam, tạo nên những hạt cà phê Robusta năng suất hơn, sinh lời hơn so với những hạt cà phê Robusta thông thường. Điều cần làm là tạo giá trị gia tăng cho hạt cà phê Việt Nam thông qua việc gia tăng hàm lượng chế biến thay vì chỉ xuất khẩu cà phê xanh, vốn có giá trị hạn chế.

Hiện Việt Nam là nước sản xuất cà phê xanh lớn thứ hai trên thế giới và là nhà cung ứng nguyên liệu này lớn nhất cho Nestlé; và Nestlé cũng là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng giá trị thu mua hàng năm khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, tương đương 700 triệu USD/ năm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia