“Quốc hội và Chính phủ cầu thị, lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp”

Theo Chủ tịch VCCI, Quốc hội và Chính phủ đã lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, mà qua đó nhiều quyết sách lớn được ban hành hoặc chưa hợp lý được điều chỉnh…

Kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn về những phẩm chất của doanh nhân Việt đã thể hiện rõ nét trong hành trình vượt bão COVID-19 thời gian qua.

Đó là phẩm chất Năng động, Chủ động và Trách nhiệm.

KHÔNG NGỒI TRÔNG CHỜ CHÍNH SÁCH

Chủ tịch VCCI nhìn lại, từ đầu năm 2020 đến nay có thể nói là quãng thời gian “bão tố” của doanh nghiệp, khi đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu làm tê liệt các hoạt động kinh tế xã hội. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trình phải đóng cửa, các doanh nghiệp hàng không, du lịch, cơ sở giáo dục tư nhân, hoạt động thương mại - dịch vụ… điêu đứng vì không có khách, không có học sinh đến lớp, công nhân phải nghỉ việc, sống nhờ vào sự chu cấp của gia đình và hỗ trợ của cộng đồng hoặc chuyển nghề. Thiệt hại vô cùng to lớn với hơn 90.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Vậy nhưng, “sóng cả không ngã tay chèo”, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách thích ứng với dịch bệnh bằng cách thực hiện nghiêm ngặt “5K”, “một cung đường hai điểm đến”, “ba tại chỗ”…; cầm cự và bền bỉ, để rồi bật dậy ngay sau khi có Nghị quyết 128/NQ-CP về chuyển hướng chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.

“Việc chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch đã có tác động tích cực tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 163,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động”, ông Công dẫn chứng.

Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn phức tạp khiến chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt gãy, song kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng của Việt Nam tăng vô cùng ấn tượng, khó có một quốc gia nào trên thế giới có thể đạt được. Kết quả này đều là sự nỗ lực của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện sự sáng tạo và rất nhanh nhạy của các doanh nhân Việt Nam.

“Không chỉ là phục hồi, doanh nhân Việt Nam còn biến thách thách thức, nguy cơ trở thành cơ hội. Khi mà có những “khoảng trống” trong chuỗi cũng ứng xuất hiện, ngay lập tức doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng lấp vào tạo chỗ đứng cho mình trong “khoảng trống” đấy”, ông Công nhìn nhận.

Ngoài ra, một bộ phận doanh nghiệp đã đi ra nước ngoài đầu tư, thậm chí mua lại các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng thị trường. Tại Mỹ, Pháp Nhật, Đức… đều đã xuất hiện các doanh nghiệp Việt Nam. Và cũng đã xuất hiện các doanh nghiệp Việt mua lại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI).

“Khi dịch diễn biến phức tạp nhất, ở phía Nam có doanh nghiệp FDI trong ngành giày dép với hơn 4.000 lao động rút ra khỏi Việt Nam. Ngay lúc đó, một doanh nghiệp trong nước đã mua lại và đảm bảo việc làm và ổn định sản xuất lập tức”, ông Công nhớ lại.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, trong lúc khó khăn do dịch COVID-19, các doanh nhân không ngồi trông chờ đợi chính sách đến mà đã tự bươn chải khắc phục, tự vượt lên. Bởi, các doanh nhân hiểu những khó khăn khi triển khai những chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Hay những lúc Nhà nước cần hỗ trợ, huy động nguồn lực để chống dịch thì doanh nhân “lăn xả” làm ngay.

Quảng cáo

“Khi đất nước cần vaccine trong bối cảnh khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dành một nguồn lực không nhỏ để đóng góp. Khi đất nước cần hàng hóa để phục vụ chống dịch thì doanh nghiệp sẵn sàng dừng sản xuất chính lại để làm những sản phẩm chống dịch, hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu chống dịch”, Chủ tịch VCCI đánh giá cao về tính chủ động và trách nhiệm của doanh nhân doanh nghiệp Việt Nam.

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NHƯ CÁ VỚI NƯỚC

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, trong mỗi sự thành công của đội ngũ doanh nhân, bên cạnh trí tuệ và bản lĩnh cá nhân, không thể không nói đến vai trò “bà đỡ” của Chính phủ, sự song hành của các bộ, ban, ngành, địa phương. Các chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện về đất đai, thủ tục pháp lý, ân hạn, gia hạn thuế, cải cách thủ tục hành chính, tuyển dụng lao động… đã giúp doanh nghiệp “rộng cửa” để sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân vẫn còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nhiều hàng hóa công nghệ cao chưa tự sản xuất được mà chủ yếu nhập khẩu. Nhiều cơ chế, chính sách còn bất cập, thiếu đồng bộ đang là lực cản đối với doanh nghiệp, doanh nhân.

Đảng tại Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) đã nêu rõ tinh thần chỉ đạo: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…”. Vì vậy, thời gian tới VCCI sẽ tập triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, trong đó, chú trọng 3 giải pháp đột phá gồm Cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận doanh thuận lợi để phát triển; Xây dựng đạo đức văn hóa kinh doanh, tạo ra sự phát triển vững; và Thúc đẩy chuyển đổi số giúp tăng trưởng bứt phá.

“Tôi thường ví môi trường kinh doanh là nước, doanh nghiệp là cá. Nước có tốt, cá mới nhiều và lớn nhanh được. Ngược lại, nước không tốt, cá bỏ đi, thậm chí không sống được. Chính vì vậy, cải thiện môi trường kinh doanh chiến lược hàng đầu và nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Rất mừng trong thời gian gần đây, việc này đã được Đảng, Nhà nước, và Chính phủ rất quan tâm”, Chủ tịch VCCI nói.

Ông Phạm Tấn Công kể lại, vào dịp 13/10/2021, lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến VCCI gặp gỡ doanh nghiệp đã khẳng định quy trình làm luật thông qua của Quốc hội sẽ thay đổi. Cụ thể, trước đây lấy ý kiến vòng 1 về tiếp thu xong đưa ra phiên bản mới và Quốc hội thông qua. Nhiều khi không biết ý kiến của doanh nghiệp có được tiếp thu hay không. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu những luật về kinh tế trước khi vào vòng 2 vẫn phải qua VCCI để lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.

Về phía Chính phủ, các chính sách để thực hiện các nghị quyết của Quốc hội hay là các chủ trương của Đảng đang được Chính phủ cùng các bộ ngành tích cực lấy ý kiến doanh nghiệp. Cơ chế định kỳ là mỗi tháng, VCCI sẽ có văn bản báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đọc rất kỹ, có những tháng văn bản gửi lại có rất nhiều ý kiến của Thủ tướng. Điều này cho thấy, các ý kiến của doanh đã đến được Chính phủ.

Chủ tịch VCCI kể, tại cuộc gặp Thủ tướng với doanh nghiệp (trước khi có Nghị quyết 128), doanh nghiệp báo cáo lên là tình hình rất cẳng thẳng và chống dịch phải lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể. Sau đấy 2-3 tuần, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 chuyển sang trạng thái linh hoạt.

“Lúc đấy, nếu Nghị quyết 128 không ban hành thì không biết năm nay kinh tế Việt Nam như thế nào, thêm bao nhiêu doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường? Đó là sự cầu thị tiếp thu rất nhanh, rất kịp thời và nghe tiếng nói của doanh nghiệp từ Chính phủ”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Nghị quyết thay Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp, trong đó có nhiều ý kiến của VCCI được đưa vào, tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện môi trường kinh doanh thực chất cho doanh nghiệp.

“Phải ghi nhận một điều, Quốc hội, Chính phủ đã cầu thị, lắng nghe và coi trọng ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua. Với cách như vậy, tôi tin rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục được tốt hơn”, Chủ tịch VCCI tin tưởng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia