Nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam: Vừa lắp 16 camera phạt nguội, có đường sắt 13km mất 13 năm xây dựng bằng công nghệ Trung Quốc đi qua

Nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam vừa lắp 16 camera phạt nguội.

Ngày 18/1, nút giao thông 4 tầng Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Vành đai 3 (quận Thanh Xuân, Hà Nội) được tổ chức lại các hướng giao thông và lắp 16 camera phạt nguội. Đây là nút giao thông 4 tầng đầu tiên tại Việt Nam.

Trên cùng của nút giao này là đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công từ năm 2011 và vận hành thương mại vào năm 2021. Tầng thứ hai là đường vành đai 3 trên cao, thông xe vào năm 2012. Tầng giữa là đường bộ mặt đất thông thường, là điểm giao cắt giữa đường Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Dưới cùng là hầm chui Thanh Xuân, đi vào hoạt động từ năm 2016.

Trong đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt năm 2008 với tổng chiều dài 13 km đi trên cao, gồm 12 ga, tốc độ tối đa 80 km/h, kế hoạch ban đầu hoàn thành vào năm 2013. Mức đầu tư phê duyệt ban đầu của dự án là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD), sau đó điều chỉnh tăng lên 18.000 tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD). Sau 13 năm với 12 lần trễ hẹn, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông cuối cùng cũng chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 6/11/2021.

Theo Phó trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), tuyến Cát Linh - Hà Đông được thiết kế và thi công các thiết bị theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động cơ phân tán, gồm 8 động cơ được đặt ở khoang giữa.

Quảng cáo

Về mức độ tự động hóa, đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế với mức 2,5/5 theo tiêu chuẩn thế giới, nghĩa là vẫn cần người lái tàu. Trung tâm chỉ huy tự động ra lệnh cho tàu chạy ở tốc độ tối đa và tối thiểu dựa trên tín hiệu thu phát tự động.

Trên khoang lái, thông tin hiển thị tự động giúp lái tàu biết khi cần tăng hoặc giảm tốc. Hệ thống tự động khống chế tốc độ của tàu và gồm 3 hệ thống con đảm bảo giám sát, khống chế vận hành và tự động hóa. Hệ thống này giúp khống chế giãn cách các đoàn tàu, ngăn rủi ro vượt tốc độ và chọn phương án vận hành tối ưu.

Tàu Cát Linh - Hà Đông được trang bị hệ thống thông tin liên lạc qua cáp sợi quang, hệ thống thông tin vô tuyến với ăng ten phủ sóng mạnh và hệ thống camera giám sát trên tuyến cũng như tại trung tâm điều hành.

Cùng với đó, dự án đường vành đai 3 trên cao (đường vành đai 3 giai đoạn II) được khởi công xây dựng tháng 6/2010, có tổng chiều dài 8.912 m, bao gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m cầu cạn chạy suốt với với 4 làn xe, chiều rộng mặt cầu 24m, tốc độ thiết kế 100km/h; tổng vốn đầu tư khoảng 5.547 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Đây là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên của Việt Nam và cũng là dự án trọng điểm về đích sớm hơn so với thời gian quy định.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, một trong những nguyên nhân đưa dự án về trước kế hoạch là do dự án này không phải thực hiện giải phóng mặt bằng. Thên nữa, nguồn vốn được cung ứng kịp thời và linh hoạt. Bên cạnh đó là năng lực, trình độ quản lý và thi công của đội ngũ các nhà thầu trong nước và nước ngoài khá bài bản và chuyên nghiệp. Việc thực hiện dự án còn cho thấy trình độ tay nghề của những người thợ cầu đường giao thông nước ta đã làm chủ được các công nghệ mới.

Còn hầm chui Thanh Xuân có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Hầm chui Thanh Xuân qua nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi có chiều dài 980m, được khởi công từ tháng 6/2014 và chính thức thông xe ngày 8/1/2016. Mỗi hầm có 2 làn xe cơ giới vận tốc thiết kế 60km/h. Chiều dài của phần hầm kín là 109m, hầm hở chữ U 280m và tường chắn chữ L 325m. Vốn là điểm giao cắt phức tạp giữa Quốc lộ 6, đường vành đai 3 giai đoạn 1, giai đoạn 2 và tuyến đường sắt trên cao, hầm chui Thanh Xuân giúp hóa giải tình trạng ùn tắc tại đây.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục