Giao thông Hà Nội tắc “không lối thoát” cả ngoài giờ cao điểm, Sở GTVT Hà Nội lý giải ra sao?

Sở GTVT Hà Nội đã có những lý giải liên quan đến việc tình trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp.

Chiều 13/1, tại Hội nghị gặp mặt báo chí, Sở GTVT Hà Nội đã trả lời câu hỏi về tình trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp.

Theo đó, từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực, ý thức của người dân tham gia giao thông đã được cải thiện rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ đã được cải thiện đáng kể.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc pha đèn dài hay ngắn tại các nút giao do đều liên quan đến kỹ thuật và lưu lượng phương tiện tại khu vực đó. Chu kỳ đèn phụ thuộc vào việc cân đối lưu lượng theo các hướng và được tính toán cụ thể.

Tuy nhiên, tình hình ùn tắc tại Thủ đô vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các điểm ùn tắc mới. Nguyên nhân là do lượng xe cá nhân tăng cao, hạ tầng chưa theo kịp với sự phát triển của đô thị, sự hạn chế khả năng đáp ứng của vận tải công cộng...

Dẫn chứng về tình trạng trên, ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, trên vành đai 3 nhiều tuyến đường đang có lưu lượng vượt quá năng lực thiết kế của mặt đường đến 6 lần. Đây là nguyên nhân khiến tuyến đường ùn tắc, ngay cả khung giờ thấp điểm.

" Trong tương lai, khi hoàn thành đường Vành đai 4, có thể tính toán phương án xem đường Vành đai 3 là đường giao thông nội đô bình thường.

Trước mắt, biện pháp hiệu quả nhất lúc này là phải giảm bớt lượng xe tải, xe kinh doanh hoạt động. Phương án giảm hay cấm, thực hiện vào thời gian nào, như thế nào sẽ được nghiên cứu, khảo sát và lập phương án cụ thể", ông Thường nói.

Trước mắt, ông Thường cho hay sẽ điều chỉnh, tổ chức lại nút giao Thanh Xuân (Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) để giảm tình trạng ùn tắc kéo dài, tương tự như đã thực hiện với nút giao Ngã Tư Sở.

Quảng cáo
Quãng đường từ Nguyễn Xiển đi Giải Phóng dài hơn 1km, nhưng nhiều tài xế di chuyển mất gần một tiếng.

Liên quan đến dư luận cho rằng tình trạng một số nút giao đèn đỏ dài tới 120 giây nhưng đèn xanh chỉ 20 giây, ông Trần Hữu Bảo - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Việc pha đèn dài hay ngắn tại các nút giao do đều liên quan đến kỹ thuật và lưu lượng phương tiện tại khu vực đó. Chu kỳ đèn phụ thuộc vào việc cân đối lưu lượng theo các hướng và được tính toán cụ thể.

"Bất kỳ nút đèn nào cũng chỉ đáp ứng được một lưu lượng nhất định. Nếu lưu lượng xe vượt quá khả năng chịu tải, nút đèn sẽ không phát huy được tác dụng. Chu kỳ đèn xe phụ thuộc vào việc cân đối lưu lượng theo các hướng" - ông Trần Hữu Bảo lý giải.

Lãnh đạo Sở GTVT cho biết, nhiều nút giao thông tại Hà Nội lưu lượng xe vượt rất nhiều so với khả năng đáp ứng, đặc biệt trong khung giờ cao điểm. Do vậy, phải ưu tiên tuyến chính, tuyến có lưu lượng lớn hơn, giải phóng lưu lượng nhanh nhất.

Đối với phản án của người dân về một số đèn tín hiệu "đang đỏ bất ngờ chuyển sang xanh", ông Bảo cho biết, hiện có hơn 800 đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố do Sở GTVT quản lý, nhưng không thể có thiết bị nào hoạt động mà không bao giờ trục trặc.

Tuy nhiên, khi có thông tin về đèn tín hiệu giao thông gặp vấn đề, Sở GTVT ngay lập tức cho sửa chữa, điều chỉnh với sự tham gia của "đội phản ứng nhanh".

"Khi có bất kỳ thông tin liên quan đến sự cố đèn tín hiệu giao thông, Sở lập tức xử lý, khắc phục nhanh nhất", lãnh đạo Sở GTVT thông tin.

Về việc lắp đặt mũi tên cho phép phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ, vị lãnh đạo Sở GTVT cho biết, Hà Nội đã triển khai từ trước đến nay tại những vị trí đủ điều kiện đều cho rẽ phải. TPHCM đã tham khảo cách thức triển khai từ Hà Nội.

Sở GTVT đã giao Ban Duy tu các công trình giao thông, các đội quản lý đèn rà soát lại các nút giao đủ điều kiện, tiếp tục bố trí thêm các nút rẽ phải.

Với phản ánh nhiều khu vực kẻ đường bị mờ, lãnh đạo Sở GTVT cho biết, có nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, lưu lượng phương tiện quá lớn, vệt bánh xe, khói bụi... Sở GTVT đã đề nghị bên môi trường đô thị tăng cường rửa đường song song với việc yêu cầu cán bộ duy tu nắm bắt và tu sửa các vạch kẻ đường bị mờ, nhất là từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn vào chiều nay (ngày 18/2), đa số đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng các Bộ nhiệm kỳ 2021-2026.

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm

Tại dự thảo Nghị định đang lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian miễn toàn bộ phí trước bạ thêm 2 năm với xe điện chạy pin, đến 28/2/2027.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp

Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Các thông tin tích cực trong tuần vừa qua đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có 4 tuần tăng điểm liên tiếp và gần mốc 1.300 điểm hơn. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thành quả thị trường và dự báo về khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Theo Đại biểu Trịnh Xuân An, muốn tăng ở mức cao cần nguồn lực, tức phải có đầu tư và tiền. Chính phủ đặt kế hoạch GDP tăng trên 8%, tạo đà cho tăng trưởng hai chữ số giai đoạn tới, nên tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng để đạt mục tiêu này.

"GDP tăng 8%, tín dụng phải tăng 16%, còn GDP đến 10% thì tăng trưởng tín dụng cần ở mức 18-20%" Cộng đồng đóng góp 60% GDP Việt Nam vừa ghi nhận điều chưa từng có

Thị trường dầu mỏ: Một tuần trồi sụt

Giá dầu thế giới trồi sụt những ngày qua, khi thị trường phản ứng trước triển vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, cũng như các quyết định về chính sách thương mại của chính quyền Mỹ.

"Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ Lộ diện liên danh trúng thầu cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 52km với vốn đầu tư hơn 8.800 tỷ đồng