"Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất để giảm áp lực tỷ giá"

Ngân hàng Nhà nước đã phải cân nhắc và chia sẻ giữa chi phí và lợi ích của việc nới biên tỷ giá để giảm áp lực cho lãi suất, cũng như buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất để giảm áp lực tỷ giá...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đồng loạt nâng lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng... thêm 1% từ ngày 25/10.

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hơn một tháng qua NHNN quyết định nâng mạnh lãi suất điều hành.

“ĐI TRƯỚC” ĐỂ TẠO DƯ ĐỊA VỀ CHÍNH SÁCH

Đánh giá về động thái này, theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, ngay từ đầu năm, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN luôn có định hướng để duy trì mức lãi suất hợp lý và ổn định để doanh nghiệp có chi phí vốn rẻ nhằm duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó phục hồi cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu dường như đang khó giải quyết hơn so với dự tính ban đầu, nhiều ngân hàng trung ương đã phát đi những tín hiệu về việc có thể tăng lãi suất nhanh hơn, mạnh hơn vào cuối năm nay, NHNN đã phải cân nhắc và chia sẻ giữa chi phí và lợi ích của việc nới biên tỷ giá để giảm áp lực cho lãi suất, cũng như buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất để giảm áp lực tỷ giá.

“Với cách điều hành như hiện nay đã giữ lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý để làm sao có thể kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm chế lạm phát trong tình hình trong bối cách khốc liệt thị trường quốc tế. Tôi hoàn toàn ủng hộ sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN”, ông Trần Toàn Thắng nhấn mạnh.

Dù việc điều chỉnh lãi suất điều hành là sớm hơn dự báo, song TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, đây là phản ứng sớm của NHNN nhằm tạo ra dư địa về chính sách trước trước khả năng cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất với 0,75% điểm phần trăm trong tháng 11 như dự báo.

“Trong tháng 11, nhiều khả năng Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất, lúc đó NHNN mới tăng lãi suất điều hành thì dư địa xử lý các vấn đề chính sách tiếp theo sẽ khó khăn hơn”, TS. Nguyễn Quốc Việt nhìn nhận.

Phân tích cụ thể, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, do bất ổn địa chính trị toàn cầu, sự phức tạp của xung đột giữa Ukraina và Nga vẫn tiếp tục và leo thang có thể gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như giá dầu, giá năng lượng tăng cao vào cuối năm.

Những tác động này đến Việt Nam thường có độ trễ so với thế giới, dẫn đến áp lực lạm phát của Việt Nam cuối năm rất cẳng thẳng. Điều này sẽ thu hẹp dư địa về chính sách về tiền tệ và tài khóa.

“Vì vậy, những chính sách của NHNN, cụ thể là nới biên độ tỷ giá và tăng lãi suất điều hành 2 lần - có thể đi trước một bước để tạo dư địa cho sự điều chỉnh các chính sách linh hoạt khi có những biến động từ thị trường thế giới”, ông Việt nhìn nhận.

TRĂN TRỞ VỚI LÃI SUẤT CHO VAY

Sau khi NHNN quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1%, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố biểu lãi suất huy động mới.

Tại BacABank, ngân hàng đã tăng lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng lên mức kịch trần. Cụ thể, lãi suất không kỳ hạn và kỳ hạn 1 tuần - 3 tuần có lãi suất 1%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tháng – 5 tháng là 6%/năm, tăng 1%/năm so với trước và giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn dài với cao nhất là 8,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trên 1 tỷ đồng, kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.

Tương tự, NCB cũng đã tăng lãi suất huy động từ ngày 25/10, trong đó đưa lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng lên mức tối đa cho phép. Hiện khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trở lên tại NCB theo hình thức trực tuyến đã có lãi suất trên 8%/năm, cao nhất là 8,45%/năm (dành cho kỳ hạn từ 24 tháng).

Trong khi đó, đa số các ngân hàng khác chưa có động thái mới sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành. Các ngân hàng lớn như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank, VPBank, MB, Sacombank,…đều đang áp dụng biểu lãi suất trước ngày 25/10, tức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa chỉ 5%/năm.

Nhìn nhận về vấn đề này, TS. Trần Toàn Thắng cho biết, cách đây hơn hơn tháng, trước chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã điều chỉnh lãi suất điều hành lần đầu tiên và yêu cầu các NHTM phải cố giữ được mặt bằng lãi cho vay.

Trong khi, việc tăng mạnh lãi suất tiền gửi 1-2%/năm chỉ trong vòng hơn 1 tháng sẽ có tác động lớn tới mặt bằng chi phí huy động đầu vào, từ đó ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, không khó hiểu khi việc điều chỉnh lãi suất được các ngân hàng cân nhắc thận trọng.

“Dù vậy, đây chỉ là giải pháp trong ngắn hạn, nếu kéo dài việc giữ mặt bằng lãi suất cho vay sẽ làm lợi nhuận của NHTM bị giảm đi. Nếu các NHTM có biến động mạnh thì mức độ ảnh hưởng sẽ nặng nề hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ phải điều chỉnh tăng ở mức độ nhất định và rõ ràng làm cho chi phí doanh nghiệp tăng lên”, ông Thắng lưu ý.

Còn theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Viện phó Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dù quyết dịnh tăng lãi suất điều hành, song Chính phủ và NHNN cũng đã rất “trăn trở” làm sao giữ và ổn định được mặt bằng lãi suất đầu ra. Bởi, room tín dụng rất eo hẹp và các nguồn vốn cần để phục hồi sản xuất rất hạn chế thì lãi suất cho vay tăng sẽ khiến doanh nghiệp chồng chất khó khăn

“Khi doanh nghiệp bị tác động như vậy, rất có thể có những ngành và lĩnh vực bị tác động kép, vừa bị tăng lãi suất vừa tăng tỷ giá dẫn đến doanh thu sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhất định, cũng có thể tạm dừng các hoạt động hoặc thu hẹp các đơn hàng, điều này không tốt cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt phục hồi cho tăng trưởng trong dài hạn”, ông Hòe quan ngại.

“HÓA GIẢI” NHỮNG ÁP LỰC?

Về những áp lực thời gian tới, TS. Nguyễn Quốc Việt dự báo Fed nhiều khả năng tiếp tục tăng lãi suất khoảng 0,75 điểm phần trăm vào tháng 11 và mức 0,25 điểm phần trăm trong tháng 12. Điều này, sẽ gây khó khăn cho điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, đòi hỏi sự chủ động linh hoạt hơn từ phía cơ quan quản ký nhà nước để hóa giải những áp lực.

“NHNN vẫn có thể phải tăng mức điều hành lãi suất hay điều chỉnh tỷ giá thêm một đợt vào cuối năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Chính phủ cùng các bộ ngành địa phương cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đặc biệt những chính sách đã có. Từ đó, có thể mạnh dạn đề xuất tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời và đúng đối tượng”, ông Việt đề xuất.

Về chính sách vĩ mô, theo ông Phạm Xuân Hòe, trong khi cả thế giới hứng chịu lạm phát cao, còn Việt Nam với mức tăng trưởng tốt trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp 3% thì các cơ quan tham mưu có thể bàn đến câu chuyên điều chỉnh mục tiêu lạm phát ở mức cao hơn, cụ thể là 5% để có dư địa về chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp.

“Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt ở các dự án trọng điểm làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng , và tạo ra dư địa về chính sách, từ đó hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp”, ông Hòe khuyến nghị.

Đối với doanh nghiệp, TS. Trần Toàn Thắng cho rằng, bên cạnh những khó khăn về tài chính, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải khó khăn về thị trường, tức là đầu ra của sản phẩm bị ảnh hưởng tiêu cực khi các nền kinh tế bị suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu làm xuất khẩu của Việt Nam giảm sút.

Chính vì vậy, bên cạnh phải tăng dự phòng rủi ro tỷ giá hay tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ, thì doanh nghiệp tập trung tìm kiếm những thị trường mới để bù đắp thị trường truyền thống, thay vì lo lắng những điều không cần thiết.

“Nếu cứ nhìn vào những biến động của thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, biến động tỷ giá và lãi suất… gần như nhiều người đang trong giai đoạn hoảng hốt và biến động tâm lý tiêu cực làm trầm trọng hơn những biến động thị trường”, ông Thắng khuyến nghị.

Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tiếp tục góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE