Năm 2023: Nông nghiệp vượt "cơn gió ngược" thu về trên 53 tỷ USD

“Trải qua giai đoạn đầy biến động, ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược, thu được nhiều kết quả đáng trân trọng …” Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp ph

Củng cố các thị trường xuất khẩu trọng điểm

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp thực hiện kế hoạch năm 2023 trong điều kiện có những khó khăn, thuận lợi và thách thức đan xen. Đặc biệt là khó khăn về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản nhưng ngành vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện được thể hiện nổi bật ở nhiều mặt và lĩnh vực.

GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 53 tỷ USD, thặng dư thương mại 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%, mức cao nhất từ trước tới nay.

picture2-3146-2437.jpg
Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp phát triển nông thôn”

Năm 2023, ngành đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế; triển khai có hiệu quả nhiều Đề án, Chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành như Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Ngoài ra, ngành cũng có một số bước tiến trong xây dựng nông thôn mới, đổi mới tổ chức sản xuất, thực hiện chuyển đổi số, kịp thời làm việc với các hội, hiệp hội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Năm 2023, vai trò trụ đỡ ngành nông nghiệp với nền kinh tế vẫn được duy trì, cũng là thế mạnh đóng góp vào đối ngoại tiếp tục được khẳng định. Trong các chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, các nước trên thế giới đều bày tỏ sự tin cậy, ngưỡng mộ với những gì Việt Nam làm được trong nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị ngành nông nghiệp cần củng cố thêm các thị trường trọng tâm như Mỹ, ASEAN, các thị trường mới nổi như Mỹ Latin, Trung Đông, châu Phi và khẳng định ngành ngoại giao sẽ đồng hành cùng ngành nông nghiệp trong các vấn đề thủ tục, chính sách, kết nối. Mặt khác, bộ cũng đang phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT trong việc xâm nhập thị trường Halal…

Quảng cáo

Phấn đấu xuất khẩu từ 55 tỷ USD trở lên trong năm 2024

Phát biểu kết thúc hội nghị, Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, sản xuất lương thực, thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát. Dịch vụ ăn uống chiếm 33,56% trong “rổ” hàng hóa dịch vụ tính CPI. Các kết quả trên đã góp phần khắc phục giải quyết, đạt mục tiêu, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, trách nhiệm, nông dân thực sự là chủ thể, trung tâm của xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững.

picture3-503-5456202401041443019934950-7925.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp phát triển nông thôn”

Năm 2024, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ ngành, địa phương tiếp tục xây dựng nhiều chương trình, đề án như Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh nông nghiệp thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, công nghiệp hóa nông nghiệp, xây dựng nông dân trí thức; mở cửa thị trường, phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, chuyển đổi số.

Bước sang năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,0 - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 - 55 tỷ USD…

Để đạt được mục tiêu trên, toàn ngành sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả 6 mục tiêu đề ra, gồm:

Tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi. (2) Định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường; bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. (3) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường. (4) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. (5) Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua tháo gỡ rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, gắn với chuyển đổi số. (6) Đổi mới phương thức, nội dung, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia