Một năm sau vụ phá sản lớn thứ ba trong lịch sử ngân hàng Mỹ, SVB phát tín hiệu đã quay trở lại

SVB đang nỗ lực quay trở lại nhưng một số nhà sáng lập công nghệ tỏ ra nghi ngờ về việc sẽ gửi tiền vào ngân hàng này một lần nữa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một năm sau vụ phá sản lớn thứ ba trong lịch sử ngân hàng Mỹ, SVB phát tín hiệu đã quay trở lại

Một năm sau khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ hồi tháng 3/2023, ngân hàng chuyên phục vụ các công ty công nghệ và startup này đang nỗ lực phát đi tín hiệu rằng nó đã trở lại.

SVB hiện đang được quản lý và sở hữu bởi ngân hàng First Citizens Bank có trụ sở tại Bắc Carolina. First Citizens Bank đã mua lại tất cả các khoản tiền gửi và chi nhánh của SVB sau vụ phá sản lớn thứ ba trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ.

SVB đã mất rất nhiều khách hàng. Nhiều người đã gấp rút rút tiền trong một vụ tháo chạy ngân hàng gây chấn động ngành công nghệ và khiến chính phủ phải ra tay giải cứu. Hàng trăm nhân viên bị sa thải. Có người tự nguyện rời đi và đưa khách hàng đến các ngân hàng khác. Kể từ đó, các nhân viên còn lại của SVB vẫn đang cố gắng xây dựng lại niềm tin và đưa ra thông điệp rằng họ vẫn ở đây.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ngân hàng mới ở San Francisco vào hôm thứ Năm, Marc Cadieux – chủ tịch SVB, cho biết: “Năm vừa qua, SVB đã nỗ lực rất nhiều để sửa chữa những gì tôi nghĩ là một câu chuyện sai lầm rằng ngân hàng đã ra đi và để lại một khoảng trống. Sự thật là chúng tôi chưa bao giờ rời đi”.

Ông Cadieux cho biết khoảng 81% khách hàng từ trước khi ngân hàng phá sản vẫn có tài khoản tại SVB, và hàng ngàn người rời đi đã quay trở lại. Ông nói thêm, các mối quan hệ vẫn là cốt lõi trong cách thức hoạt động của ngân hàng và ngân hàng muốn tiếp tục tập trung vào phục vụ các công ty khởi nghiệp.

“Chúng tôi vẫn đang làm tất cả những điều đã giúp chúng tôi thành công trước đây,” chủ tịch SVB nói.

Tuy vậy, không phải ai cũng bị thuyết phục bởi lời nói của người đứng đầu SVB.

Antoine Nivard, đồng sáng lập và đối tác chung của quỹ đầu tư mạo hiểm Blank Ventures, cho biết: “Tôi không biết ai gửi toàn bộ số tiền của mình ở đó. Cho dù đó là công ty khởi nghiệp hay quỹ đầu tư mạo hiểm, ai cũng từng bị thê thảm vì SVB một lần. Không ai muốn bị thêm lần nữa”.

Theo Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), trước khi sụp đổ, SVB có khoảng 119 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Đến cuối năm 2023, con số chỉ là 38,5 tỷ USD, theo báo cáo thu nhập quý 4 của First Citizens Bank. Một phần nguyên nhân là suy thoái chung ở Thung lũng Silicon khi các công ty khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn vì lãi suất cao hơn và các công ty công nghệ lớn đang giảm tốc độ chi tiêu cho phần mềm. Nhưng sau sự cố của SVB, các ngân hàng khác đã nhảy vào chiêu mộ nhiều khách hàng cũ của SVB.

Trước vụ sụp đổ, SBV thống trị ngành công nghệ và dành 40 năm xây dựng hoạt động kinh doanh tại Thung lũng Silicon. Vào năm 2020-2021, lãi suất thấp và nhu cầu giải trí trên Internet, các công cụ làm việc tại nhà và máy tính xách tay mới của người tiêu dùng đã dẫn đến sự bùng nổ của ngành công nghệ. Các nhà đầu tư đổ tiền vào các startup và các startup sau đó lại gửi tiền vào SVB. Ngân hàng lấy số tiền gửi đó và đầu tư vào tài sản dài hạn trả lãi nhiều hơn.

Nhưng khi thế giới thoát khỏi tình trạng phong tỏa vì đại dịch và lãi suất tăng lên, ngành công nghệ bước vào thời kỳ suy thoái, sa thải hàng chục nghìn lao động và rút khỏi các khoản đầu tư mới. Các startup thua lỗ đã rút tiền gửi khỏi ngân hàng và lãi suất cao đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của SVB.

Ngày 8/3/2023, SVB thông báo lỗ 1,8 tỷ USD sau khi phải bán các khoản đầu tư chứng khoán có tổng giá trị 21 tỷ USD và ngân hàng này dự kiến phát hành thêm 2,25 tỷ USD cổ phiếu để bù đắp thua lỗ. Sự việc càng trở nên xấu đi khi Moody’s hạ xếp hạng của SVB, đồng thời một số quỹ đầu tư mạo hiểm lớn như quỹ Founders Fund khuyến nghị các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của mình rút tiền khỏi SVB. Ngày 9/3/2023, khách hàng của SVB ồ ạt đến rút tiền, ước tính lượng tiền rút ra khoảng 42 tỷ USD trong một ngày và cổ phiếu của SVB giảm tới 60%. SVB sụp đổ vào sáng hôm sau và được FDIC tiếp quản.

Theo Washington Post

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE