Giá dầu thế giới giảm 3% trước triển vọng nguồn cung dồi dào

Nhà phân tích Ole Hansen tại Saxo Bank cho biết, khả năng nguồn cung bổ sung sắp tới từ Libya và Saudi Arabia là nguyên nhân chính khiến giá dầu sụt giảm thời gian gần đây.

Giá dầu thế giới giảm hơn 3% trong phiên ngày 26/9 sau khi tờ The Financial Times đưa tin Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ từ bỏ mục tiêu giá 100 USD/thùng để chuẩn bị tăng sản lượng cùng với các thành viên Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, trong tháng 12/2024.

 

210002-gia-dau-the-gioi-quay-dau-giam.jpg
Một cơ sở lọc dầu ở al-Khurj, phía Nam thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Quảng cáo

Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,86 USD (2,53%) xuống 71,60 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 2,02 USD (2,90%) xuống 67,67 USD/thùng.

Tờ The Financial Times dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Saudi Arabia đang chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá không chính thức là 100 USD/thùng khi nước này sẵn sàng tăng sản lượng.

Trong khi đó, hãng Reuters dẫn hai nguồn tin từ OPEC+ hôm 26/9 cho hay OPEC+ sẽ tiến hành tăng sản lượng dầu vào tháng 12 vì tác động của nó sẽ nhỏ nếu một số thành viên có kế hoạch cắt giảm lớn hơn để bù đắp cho sản lượng quá mức được thực hiện trong tháng 9 và các tháng sau.

Nhà phân tích Tamas Varga tại PVM cho hay thông tin này liên quan đến kế hoạch cắt giảm sản lượng đã được lên kế hoạch trước đó, nếu được thực hiện sẽ bổ sung 180.000 thùng/ngày nguồn cung dầu thô mỗi tháng.

OPEC+ đã và đang cắt giảm sản lượng dầu để hỗ trợ giá. Tuy nhiên, giá dầu đã giảm gần 6% từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh nguồn cung từ các nhà sản xuất khác, đặc biệt là Mỹ, tăng lên, cũng như tăng trưởng nhu cầu yếu ở Trung Quốc.

Nhà phân tích Ole Hansen tại Saxo Bank cho biết, khả năng nguồn cung bổ sung sắp tới từ Libya và Saudi Arabia là nguyên nhân chính khiến giá dầu sụt giảm thời gian gần đây.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Nguồn tin thương mại cho biết, Philippines sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn trong năm nay. Tính đến ngày 26/9, Philippines nhập khẩu khoảng 3,196 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, nước này mua thêm 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu thay vì 1,3 triệu tấn như dự kiến trước đó.

Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines “Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Nguyên nhân thúc đẩy đà tăng mạnh của giá dầu là do nhà đầu tư lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng toàn khu vực Trung Đông và giảm bớt vị thế bán khống kỷ lục mà họ đã tích lũy trong tháng trước.

Căng thẳng Trung Đông leo thang có đẩy giá dầu và xăng tăng? Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

"Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ

Giá dầu thế giới sẽ biến động như thế nào giữa bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang và xuất hiện những lo ngại mới về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ?

Xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia, Nga và Mỹ giảm mạnh Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành