Chảo lửa Trung Đông "đốt cháy" giá dầu châu Á

Các nhà đầu tư lo ngại một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung từ những khu vực sản xuất trọng điểm

Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp vào ngày 30/9 do những lo ngại càng tăng về nguy cơ gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.

130638-gia-dau-the-gioi-tang-tro-lai.jpg
Một cơ sở lọc dầu tại Đảo Khark, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Khoảng 13 giờ 11 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 11/2024 tăng 1,12 USD (1,56%) lên 73,10 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 11/2024 sẽ hết hạn vào ngày 30/9, còn giá dầu của hợp đồng giao tháng 12/2024 tăng 1,04 USD (1,45%) lên 72,58 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 12/2024 tăng 93 xu (1,36%) lên 69,11 USD/thùng.

Quảng cáo

Ngày 30/9, giá dầu được hỗ trợ do khả năng xung đột Trung Đông leo thang có thể liên quan trực tiếp đến Iran, một nước sản xuất dầu chủ chốt và là thành viên của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sau khi Israel tăng cường các hoạt động quân sự nhắm vào các lực lượng Hezbollah và Houthi.

Theo nhà phân tích thị trường cấp cao Priyanka Sachdeva tại công ty tài chính Phillip Nova, mặc dù nguồn cung dư thừa là mối quan ngại chính đối với thị trường dầu mỏ, song các nhà đầu tư lo ngại một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung từ những khu vực sản xuất trọng điểm.

Theo nhà phân tích thị trường Tony Sycamore tại ngân hàng IG do thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tự nguyện của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+) sắp kết thúc vào ngày 1/12, giá dầu WTI có thể giảm xuống mức thấp nhất năm 2021 (khoảng 61-62 USD/thùng).

Số liệu công bố ngày 30/9 không mấy khả quan đối với nhu cầu, cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm tháng thứ năm liên tiếp trong khi lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong tháng 9/2024.

Thị trường hiện đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào cuối ngày 30/9 để tìm kiếm manh mối về tốc độ nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Nguồn tin thương mại cho biết, Philippines sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn trong năm nay. Tính đến ngày 26/9, Philippines nhập khẩu khoảng 3,196 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, nước này mua thêm 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu thay vì 1,3 triệu tấn như dự kiến trước đó.

Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines “Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Nguyên nhân thúc đẩy đà tăng mạnh của giá dầu là do nhà đầu tư lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng toàn khu vực Trung Đông và giảm bớt vị thế bán khống kỷ lục mà họ đã tích lũy trong tháng trước.

Căng thẳng Trung Đông leo thang có đẩy giá dầu và xăng tăng? Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

"Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ

Giá dầu thế giới sẽ biến động như thế nào giữa bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang và xuất hiện những lo ngại mới về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ?

Xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia, Nga và Mỹ giảm mạnh Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành