Giới chức Mỹ đánh giá tích cực việc Fed cắt giảm lãi suất

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đánh giá quyết định cắt giảm lãi suất là "dấu hiệu rất tích cực" cho vị thế của cường quốc số một thế giới này.

103655-phan-ung-cua-thi-truong-sau-khi-fed-cat-giam-lai-suat.jpg
Kiểm tiền đô la Mỹ tại quầy giao dịch ngoại hối. Ảnh: THX/TTXVN

 

Ngày 19/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quyết định hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương) cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi mới, mặc dù vẫn còn nhiều công việc cần thực hiện.

Quảng cáo

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng đánh giá quyết định cắt giảm lãi suất là "dấu hiệu rất tích cực" cho vị thế của cường quốc số một thế giới này. Theo bà, quyết định của Fed phản ánh lạm phát và các rủi ro liên quan giảm đáng kể và đang tiến gần tới mục tiêu 2%, trong khi vẫn duy trì được một thị trường lao động mạnh mẽ.

Giới chức Mỹ đưa ra đánh giá trên trong bối cảnh ngày 18/9, Fed đã quyết định bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống mức 4,75-5%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2020 ngân hàng trung ương Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ.

Các nhà phân tích đánh giá động thái trên phát đi tín hiệu về chu kỳ chính sách mới với cuộc chiến chống lạm phát có thể không còn là mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh đó, lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay có thể mang lại lợi ích cho cuộc đua vào Nhà Trắng của đảng Dân chủ.

Các cử tri Mỹ luôn coi nền kinh tế là mối quan tâm hàng đầu. Việc chi phí vay giảm sẽ giúp người tiêu dùng có thêm tiền, từ đó thúc đẩy nhu cầu trong nền kinh tế và duy trì được động lực tâm lý cần thiết trước thềm bầu cử.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những lợi ích kinh tế từ việc cắt giảm lãi suất của Fed khó có thể được cảm nhận trước cuộc bầu cử, do sự chậm trễ trong các tác động của chính sách tiền tệ. Việc cắt giảm lãi suất sẽ không xác định được xu hướng của nền kinh tế, trong khi hầu hết người dân quan tâm nhiều hơn đến thực tế tài chính trước mắt thay vì các thay đổi về lãi suất.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025