Các nhà đầu tư Trung Đông đang "rót" vốn kỷ lục vào Trung Quốc

Các nhà đầu tư Trung Đông với nguồn lực tài chính dồi dào đang triển khai số vốn kỷ lục ở Trung Quốc, trong khi các công ty khác trên toàn cầu rút lui.

Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi (ADIA) đã tham gia một thỏa thuận đầu tư 8,3 tỷ USD vào bộ phận quản lý trung tâm mua sắm của Dalian Wanda Group Co., cùng với một quỹ khác của Abu Dhabi là Mubadala Investment Co. Lenovo Group Ltd. vào tháng 5/2024 đã thông báo bán số trái phiếu có thể chuyển đổi không lãi suất trị giá 2 tỷ USD cho quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia như một phần của thỏa thuận chiến lược rộng lớn hơn với vương quốc đang rất cần công nghệ này.

Số liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy số giao dịch của các công ty Trung Đông tại Trung Quốc Đại lục đã đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD trong năm nay và vẫn còn ba tháng trước khi hết năm. Các nhà giao dịch kỳ vọng về sự tăng tốc trong những quý tới.

Quảng cáo

Ông Mayooran Elalingam, người đứng đầu bộ phận tư vấn và bảo hiểm ngân hàng đầu tư tại châu Á-Thái Bình Dương của Deutsche Bank AG, cho rằng giá trị tài sản của Trung Quốc là hấp dẫn nhất trong toàn bộ khu vực. Các nhà đầu tư Trung Đông đang đầu tư trong khung thời gian dài hạn và có quan điểm rằng thị trường sẽ bình thường hóa theo thời gian.

Cùng kiểm soát hơn 4.000 tỷ USD tài sản, các quỹ đầu tư quốc gia ở Trung Đông đã trở thành những yếu tố chủ chốt trong hoạt động giao dịch, chiếm hơn một nửa giá trị của tất cả các thỏa thuận của các nhà đầu tư được nhà nước hậu thuẫn trên toàn cầu trong năm nay. Theo số liệu từ công ty tư vấn GlobalSWF, các công ty bao gồm ADIA, Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia và Cơ quan đầu tư Qatar đã đứng sau các giao dịch trị giá 55 tỷ USD trong 9 tháng (1-9/2024).

Trong khi đó, nhiều quỹ đầu tư của các quốc gia khác đã giảm chi tiêu trên toàn cầu, do đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của cơ quan quản lý, căng thẳng địa chính trị, biến động thị trường và nền kinh tế chậm lại. Ngay cả các quỹ đầu tư tập trung vào Trung Quốc cũng đang chuyển hướng sang các khu vực khác như Đông Nam Á, Nhật Bản, Australia và thậm chí cả châu Âu.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút số tiền kỷ lục khỏi Trung Quốc trong khoảng thời gian tháng 4-6/2024. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) ngày 24/9 đã công bố một gói các biện pháp kích thích tiền tệ rộng rãi nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi gia tăng cảnh báo trong chính phủ về tốc độ tăng trưởng chậm lại và niềm tin của nhà đầu tư bị suy giảm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt