Ngân hàng trị giá 100 tỷ USD của Mỹ báo lỗ tăng gấp 10 lần so với dự tính, cổ phiếu lao dốc, CEO lâu năm từ chức: Liệu lịch sử sụp đổ như SVB có lặp lại?

Lo ngại ngày một tăng xung quanh mức độ thua lỗ của New York Community Bancorp trong các khoản đầu tư và cho vay liên quan tới tòa nhà văn phòng và căn hộ.

Ngân hàng trị giá 100 tỷ USD của Mỹ báo lỗ tăng gấp 10 lần so với dự tính, cổ phiếu lao dốc, CEO lâu năm từ chức: Liệu lịch sử sụp đổ như SVB có lặp lại?

Ngân hàng New York Community Bancorp (NYCB) đang bấp bênh trước những khoản lỗ liên quan đến bất động sản. Hôm thứ Năm, ngân hàng cho biết đã điều chỉnh khoản lỗ trong quý 4/2023 tăng thêm 2,4 tỷ USD lên 2,7 tỷ USD, tức tăng cao hơn gấp 10 lần so với báo cáo trước đó.

Khoản lỗ vượt xa dự tính là cái giá mà NYCB đang phải trả cho chiến lược mở rộng nhanh chóng mặt. Giá cổ phiếu lao dốc hơn 20% trong phiên giao dịch sau khi thông tin được công bố. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã giảm 54%.

NYCB đang cố gắng xoa dịu nỗi lo ngại của các nhà đầu tư về tình hình tài chính của mình. Trong nhiều tuần liền, các nhà đầu tư đặt câu hỏi xoay quanh mức độ thua lỗ của ngân hàng này trong các khoản đầu tư và cho vay liên quan tới tòa nhà văn phòng và căn hộ.

Ngân hàng NYCB phủ sóng trên toàn nước Mỹ, một phần là sau khi nó mua lại phần lớn Signature Bank – vốn đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng ngân hàng năm ngoái. Có trụ sở tại Long Island, NYCB đang có 83 tỷ USD tiền gửi và hơn 100 tỷ USD tổng tài sản, đồng thời điều hành hơn 400 chi nhánh dưới các thương hiệu khác nhau, bao gồm Flagstar Bank. Flagstar là một trong những công ty cung cấp dịch vụ thế chấp nhà ở lớn nhất nước Mỹ. Do đó, nó có nguy cơ gặp rủi ro lớn nhất trước bất kỳ sự yếu kém nào trên thị trường nhà ở trong thời đại lãi suất tăng cao liên tục.

Quảng cáo

Vào tháng 1, NYCB đã gây sốc cho các nhà đầu tư và các nhà băng cùng ngành khi bất ngờ báo lỗ 252 triệu USD trong quý 4/2023 và phải dành một lượng lớn tiền dự trữ để bù đắp cho các khoản lỗ trong tương lai.

Những rắc rối của ngân hàng đang làm dấy lên nỗi lo khi một năm về trước, những ngân hàng nhỏ đã phải gồng mình vượt qua đợt tăng lãi suất mạnh như thế nào.

Mùa xuân năm ngoái, các vấn đề về sức khỏe tài chính tại ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) đã gây ra làn sóng rút tiền của người gửi, dẫn đến sụp đổ. Điều đó khiến các nhà đầu tư tại các ngân hàng khác lo sợ vì phần lớn tiền gửi không được Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ bảo vệ.

Khi tình hình lắng xuống, ba ngân hàng đã phá sản. SVB đã được bán cho ngân hàng First Citizens Bank, Signature bị bán cho NYCB, và First Republic sang tay JPMorgan Chase.

Mức độ khó khăn của ngân hàng NYCB vẫn chưa rõ ràng. Ngân hàng mới đây cho biết “các biện pháp kiểm soát, thủ tục cũng như kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính không có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2023”, và ngân hàng hứa sẽ cập nhật trong tương lai.

Giám đốc điều hành mới của ngân hàng, Alessandro DiNello, đã được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị trong tháng này. Ông DiNello – từng điều hành Flagstar trước khi NYCB mua lại vào năm 2022, đã thay thế Thomas R. Cangemi – người đã gắn bó với công ty gần ba thập kỷ.

Theo NYT, Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro