Ngành ngân hàng Mỹ chính thức có giải pháp “cứu” ngân hàng SVB

Thông báo này được đưa ra hai tuần sau khi vụ sụp đổ của ngân hàng SVB gây ra những xáo trộn trong khắp hệ thống ngân hàng Mỹ.

Ảnh: BBC
Ảnh: BBC

Ngân hàng First Citizens, một trong những ngân hàng khu vực lớn nhất của Mỹ, sẽ mua lại nhiều mảng kinh doanh lớn của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB). Thông báo này được đưa ra hai tuần sau khi vụ sụp đổ của ngân hàng SVB gây ra những xáo trộn trong khắp hệ thống ngân hàng Mỹ, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) công bố ngân hàng First Citizens sẽ tiếp quản mảng tiền gửi, tín dụng và các chi nhánh của ngân hàng SVB. Từ ngày hôm nay, tất cả các chi nhánh của SVB sẽ hoạt động dưới thương hiệu mới.

Như vậy First Citizens sẽ tiếp quản 119 tỷ USD tiền gửi, 72 tỷ USD các khoản vay của SVB ở mức chi phí thấp hơn 16,5 tỷ USD. Ngoài ra, còn ước tính khoảng 90 tỷ USD các khoản chứng khoán của SVB sẽ vẫn thuộc diện bị kiểm soát.

Giới chức ngành ngân hàng Mỹ chính thức tiếp quản ngân hàng SVB vào ngày 10/3/2023. Vụ việc sụp đổ này tạo ra tâm lý hoảng sợ dẫn đến sự sụp đổ vào cuối tuần đó của ngân hàng Signature cũng như giới chức ngành ngân hàng Mỹ buộc phải can thiệp mạnh tay nhằm giảm đi những nỗi sợ hãi về khả năng người gửi tiền sẽ “tháo chạy” khỏi các ngân hàng nhỏ.

Vụ việc thâu tóm này cho thấy “bước ngoặt” trong nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc “dọn dẹp” ngành ngân hàng Mỹ sau khi có hai ngân hàng lớn sụp đổ ở thời điểm nhà đầu tư vốn đã rất lo lắng về tình hình của hệ thống tài chính toàn cầu.

Quảng cáo

Ngân hàng First Citizens trụ sở tại Raleigh là ngân hàng lớn thứ 30 tại Mỹ tính đến ngày 31/12/2022, ngân hàng có tổng tài sản ước tính khoảng 109 tỷ USD, theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thỏa thuận vào ngày thứ Hai sẽ đưa ngân hàng First Citizens vào nhóm 25 ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tài sản.

FDIC cũng đồng ý sẽ chia sẻ thua lỗ với ngân hàng First Citizens trong vụ thâu tóm một số mảng chính ví như tín dụng thương mại của ngân hàng SVB. Tính chung, FDIC ước tính rằng vụ sụp đổ của ngân hàng SVB sẽ khiến cho FDIC thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ USD, tương đương khoảng 10% tổng tài sản của ngân hàng SVB trước khi ngân hàng này sụp đổ.

“Chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng được mối quan hệ với khách hàng mới cũng như định vị doanh nghiệp tốt để hướng đến thành công trong bối cảnh chúng tôi xác nhận về cam kết tiếp tục hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng quốc gia”, CEO ngân hàng First Citizens nhấn mạnh trong tuyên bố trước công chúng thông báo về vụ việc.

Nỗi lo xung quanh các ngân hàng Mỹ lớn dần trong thời gian qua bởi phía giới chức Mỹ không khỏi lo ngại về kịch bản tiền gửi bị rút mạnh. Cả ngân hàng SVB và ngân hàng Signature đều có lượng tiền gửi không được bảo hiểm lớn, hoặc họ sở hữu lượng lớn khách hàng không thuộc diện được bảo hiểm tiền gửi theo chế độ trần 250.000USD/người.

Chỉ số cổ phiếu KBW Nasdaq Bank của nhóm các ngân hàng thương mại Mỹ đã giảm 23% trong năm nay, trong khi đó chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chỉ giảm ước tính 2,7%.

Ngân hàng First Republic, ngân hàng cho vay trụ sở tại San Francisco có lượng tiền gửi không được bảo hiểm lớn, đã thu hút nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Cổ phiếu của ngân hàng First Republic đã giảm đến 90% trong năm nay bất chấp nhiều nỗ lực từ giới chức trong việc củng cố cho hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng First Republic cũng đã thuê tư vấn để tính toán đến các lựa chọn phù hợp, tuy nhiên giá trái phiếu của ngân hàng vẫn không ngừng sụt giảm.

Giới chức tại cả Mỹ và châu Âu đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm vực dậy niềm tin vào hệ thống tài chính toàn cầu. Mỹ đã hành động để hỗ trợ cho những người gửi tiền không được bảo hiểm trong ngân hàng Signature và Silicon Valley sau khi các ngân hàng này khó khăn nhằm giảm đi những lo lắng của người gửi tiền tại các ngân hàng tương tự.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt