Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Theo chuyên gia HSBC, sự đồng tâm hiệp sức giữa Trung Quốc và ASEAN thể hiện rất rõ ràng cả trong lĩnh vực thương mại lẫn đầu tư.

Bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối Ngân hàng Thương mại khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á - Thái Bình Dương (trái) và ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam

Trong bối cảnh hợp tác quốc tế hiện nay trong khu vực, bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối Ngân hàng Thương mại khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á - Thái Bình Dương và ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam đã có bài viết nhận định về quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời nêu bật những tác động đến Việt Nam với tư cách là một thành viên của ASEAN và cũng là đối tác thương mại của Trung Quốc.

"Những dữ liệu mới đây của fDi Markets cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất đổ vào ASEAN hiện tại đã nhiều hơn vào Trung Quốc. Đây có thể coi là minh chứng cho quan điểm 'ASEAN được nghĩa là Trung Quốc mất' trong bối cảnh những căng thẳng về địa chính trị thúc đẩy các doanh nghiệp quốc tế đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ", chuyên gia của HSBC mở đầu bài viết.

Tuy nhiên, theo chuyên gia HSBC kết luận này khuyết hai dữ kiện. Thứ nhất, bản thân các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á. Theo fDi Markets, một phần ba FDI sản xuất năm ngoái của khu vực này đến từ Trung Quốc, nhiều hơn gấp ba lần so với đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Chỉ riêng tại Việt Nam, các công ty sản xuất hàng đầu Trung Quốc đã tăng cường đầu tư trong năm 2023, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới đến từ Trung Quốc.

Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam trong nhiều năm nhưng Trung Quốc cũng đang gia tăng dấu ấn FDI nhanh chóng. Thực tế, 2023 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đại lục đạt thị phần lớn nhất trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, đánh bại cả hai quốc gia láng giềng kia. Tính chung lại, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Macau chiếm gần một nửa dòng vốn FDI mới của Việt Nam trong năm 2023.

Thứ hai, một thực tế mà những chỉ số chính không nói lên được là đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN không chỉ xoay quanh lắp ráp chi phí thấp mà còn bao gồm sản xuất tiên tiến, công nghệ và thậm chí cả dịch vụ chuyên nghiệp. Trung Quốc không chỉ là nguồn FDI lớn nhất của ASEAN, đầu tư từ quốc gia này vào khu vực được thúc đẩy bởi những thế mạnh cơ bản nói chung của ASEAN chứ không chỉ đơn thuần là những tham vọng nhỏ như đa dạng chuỗi cung ứng hay giảm chi phí sản xuất.

"Chúng tôi nhìn thấy xu hướng này trong chính tập khách hàng của chúng tôi. HSBC ghi nhận số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia thị trường mới ở Đông Nam Á trong năm 2023 đã tăng 80% so với năm 2022. Các khách hàng Trung Quốc của chúng tôi quan tâm nhiều nhất đến mở rộng thị trường sang Singapore, theo sau là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia", chuyên gia của HSBC cho biết.

Sức hấp dẫn của ASEAN

Theo chuyên gia của HSBC, ASEAN thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhờ cơ hội tăng trưởng và nhóm doanh nghiệp này đang đi trước các doanh nghiệp khác trên thế giới trong tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á.

Một khảo sát với 3.500 doanh nghiệp toàn cầu do HSBC thực hiện vào năm ngoái cho thấy lực lượng lao động lành nghề, nền kinh tế số đang phát triển, mức lương cạnh tranh và thị trường khu vực có quy mô tương đối lớn chính là những điểm hấp dẫn của ASEAN. Một ví dụ cụ thể là 28% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sự vững vàng của nền kinh tế Việt Nam là yếu tốt tiên quyết thu hút doanh nghiệp quốc tế. Quốc gia này vốn được biết là một nền kinh tế có GDP tăng trưởng mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN với tốc độ 6,5%.

Quảng cáo

Nghiên cứu cũng cho thấy, so với nhóm doanh nghiệp đến từ Mỹ và châu Âu, tỷ lệ công ty Trung Quốc và Hồng Kông đạt tăng trưởng tự thân ở Đông Nam Á cao hơn và họ đang tìm kiếm cơ hội gia tăng hoạt động mua bán và sáp nhập tại đây.

Bảng số liệu trích từ báo cáo How businesses can thrive in a world in flux của HSBC cho thấy tỷ lệ công ty Trung Quốc và Hồng Kông đạt tăng trưởng tự thân ở Đông Nam Á cao hơn

ASEAN vốn đã là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và khu vực này mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng đa dạng cho doanh nghiệp Trung Quốc, nhờ vào các yếu tố nền tảng kinh tế vững chắc, năng lực sản xuất ngày càng tinh vi, hiệu quả trong chuỗi cung ứng và logistics, tương đồng văn hóa và tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Lĩnh vực xe điện chính là một ví dụ tiêu biểu. Trung Quốc đồng thời là nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất xe điện Trung Quốc đang bắt đầu chiếm thế thượng phong ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 75% doanh thu bán xe điện và các thương hiệu như BYD, Geely và Great Wall Motor đang mở rộng quy mô sản xuất.

Sự phát triển trong lĩnh vực xe điện, đồng thời phản ánh những quan hệ khăng khít trong lĩnh vực điện tử nói chung, được hậu thuẫn bởi nỗ lực vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất của ASEAN và thị trường tiêu dùng rộng lớn đầy hứa hẹn với tầng lớn trung lưu gia tăng 5% mỗi năm.

Một điểm sáng tương tự là năng lượng tái tạo khi các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn đối với các thị trường ASEAN trong bối cảnh chính phủ các nước trong khu vực đang nỗ lực chuyển dịch hướng tới cân bằng phát thải.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại với kim ngạch song phương vượt mốc 106 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, dệt may và máy móc. Trong vòng 10 năm kể từ 2014, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 20 hành lang thương mại hàng đầu thế giới. Những thỏa thuận tầm cỡ khu vực như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đồng nghĩa các liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục chặt chẽ hơn, chú trọng hơn vào lĩnh vực số hóa.

Theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%. Xét về tổng giá trị giao dịch (gross merchandise value – GMV), Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. Sự tăng trưởng kỳ vọng sẽ đạt được nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, được hậu thuẫn bởi tập người tiêu dùng đang gia tăng và sẵn sàng trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, lớn hơn cả Đức, Vương quốc Anh và Thái Lan.

Trong bối cảnh Trung Quốc vốn đang tiên phong và mở rộng quy mô các công nghệ số này, không quá bất ngờ khi các doanh nghiệp Trung Quốc hiện tại nhận diện ngay cơ hội tăng trưởng ở khu vực láng giềng ASEAN khi khu vực này đang muốn khai mở thêm cơ hội tăng trưởng trị giá 2.000 tỷ USD vào năm 2030 thông qua triển khai Hiệp định Khung về Kinh tế số. Ví dụ minh họa đáng chú ý có thể kể đến như TikTok chi 840 triệu USD mua lại 75% cổ phần mảng thương mại điện tử Tokopedia của GoTo tại Indonesia và Alibaba đầu tư thêm 630 triệu USD vào công ty con Lazada ở Singapore.

Tựu trung lại, chuyên gia của HSBC đánh giá sự đồng tâm hiệp sức giữa Trung Quốc và ASEAN đã và đang thể hiện rất rõ ràng. Trong vòng vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã giành vị thế dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực định hình nền kinh tế ngày hôm nay, chẳng hạn như số hóa, sản xuất tiên tiến, năng lượng tái tạo và xe điện.

"Hành trình tăng trưởng đáng khâm phục của bản thân ASEAN đồng nghĩa khu vực này cũng đang nắm giữ một vị thế cho phép ASEAN cũng tự sản xuất hoặc phát triển được những sản phẩm trong lĩnh vực đó, đồng thời có nhu cầu quy mô lớn đối với những sản phẩm này. Cơ hội, vị trí cận kề và những sở trường bổ trợ cho nhau sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong mối quan hệ kinh tế này", chuyên gia HSBC kết luận.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc