Một năm ấn tượng của ngành giao thông vận tải

Các công trình hạ tầng giao thông được đẩy mạnh thi công, thị trường vận tải hồi phục nhanh, dẫn đầu ngân đầu tư công, thu phí không dừng trên cao tốc cơ bản hoàn thành...

Ngành giao thông vận tải vừa trải qua một năm ấn tượng ở nhiều kết quả đạt được. Tốc độ là điểm khác biệt trong các hoạt động chính như giải ngân đầu tư công, thẩm định và phê duyệt dự án...; trong khi sự phục hồi của thị trường vận tải, đặc biệt ở hàng không cũng là điểm ấn tượng năm qua.

Dưới đây là những dấu ấn, sự kiện nổi bật của ngành giao thông vận tải (GTVT) năm 2022.

1. Thần tốc triển khai cao tốc Bắc - Nam

Trong năm 2022, công tác chuẩn bị khởi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 được gấp rút triển khai. Ngoài ra, các dự án giai đoạn 2017-2020 cũng được dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Ngày 1/1, đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 được khởi công. Đây là những dự án có thời gian chuẩn bị đầu tư thần tốc. Nếu tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020, thời gian thực hiện lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần khoảng 1 năm tính từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, tại dự án giai đoạn 2021-2025, thời gian chỉ hơn 5,5 tháng.

a720230104122240-7712.jpg Ảnh minh hoạ

Thời gian tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn xong các nhà thầu thi công ở dự án giai đoạn 2017-2020 khoảng một năm rưỡi, giai đoạn 2021-2025 chỉ 6 tháng.

Tính chung thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư (cả phê duyệt dự án và phê duyệt thiết kế dự toán) mất khoảng 3 năm ở giai đoạn 2017-2020, sang giai đoạn 2021-2025 chỉ chưa đầy 1 năm.

Trong năm 2022, tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, dự án thành phần đầu tiên trong 11 dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 được đưa vào khai thác theo đúng tiến độ, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội về Ninh Bình khoảng 1 giờ.

Dự án Cam Lộ - La Sơn cũng được khánh thành, đưa vào khai thác ngày 31/12 sau hơn 3 năm thi công, góp phần nối thông tuyến cao tốc trọng điểm qua miền Trung.

3 dự án thành phần khác gồm Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây cũng được thông xe kỹ thuật tuyến chính, đáp ứng đúng kế hoạch Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu.

2. Hàng không phục hồi nhanh nhất thế giới

Việt Nam là một trong những nước trong khu vực đi đầu mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam tiên phong “mở cửa bầu trời”. Theo công bố của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Đường bay Hà Nội - TP.HCM đứng vị trí thứ 4 trong các đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới.

Trước đó trong 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, các hãng hàng không Việt Nam thiệt hại nặng nề, đối mặt nguy cơ phá sản.

3. Khởi công nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

a320230104121548-4521.jpg Phối cảnh nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Ngày 24/12/2022, công trình nhà ga T3 Tân Sơn Nhất khởi công với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Thời gian thi công dự kiến trong 24 tháng, hoàn thành và chạy thử vào cuối năm 2024.

Đây là dự án trọng điểm của Bộ GTVT và TP.HCM giai đoạn 2021-2025, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Quảng cáo

Dự án gồm 3 hạng mục chính ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga.

Nhà ga T3 hoàn thành giúp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đang tăng trưởng mạnh sau đại dịch. Giao thông thuận tiện hơn ở TP.HCM góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của cả vùng phía Nam.

4. Cảng biển Việt Nam lọt top thế giới

a420230104121605-1790.jpg Cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Theo công bố của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence về chỉ số CPPI (Container Port Performance Index - chỉ số hoạt động cảng container), cảng Cái Mép được xếp hạng 11 trên tổng số 370 cảng container toàn cầu.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng tới khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong nửa sau năm 2021 nhưng Cái Mép vẫn mở cửa hoạt động an toàn, duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu không bị đứt gãy.

Trong bảng xếp hạng 100 cảng container có lưu lượng hàng hoá lớn nhất năm 2022 của tạp chí Lloyd’s List (Anh), 3 cảng Việt Nam góp mặt là cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Cái Mép.

5. Dẫn đầu về giải ngân đầu tư công

a620230104121632-217.jpg Ngành giao thông dẫn đầu các Bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công

Kết thúc năm 2022, Bộ GTVT giải ngân khoảng 53.000 tỷ đồng, tương đương 96% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ GTVT tiếp tục duy trì được mức hơn bình quân chung của cả nước và là một trong những Bộ, ngành có kết quả giải ngân vốn ngân sách cao nhất. Đây cũng là khối lượng giải ngân vốn ngân sách cao kỷ lục của ngành GTVT từ trước đến nay.

6. Thu phí tự động không dừng hoàn toàn trên cao tốc

Sau nhiều thời gian đình trệ, cuối cùng đến ngày 1/8/2022 các tuyến cao tốc cũng đã thực hiện thu phí điện tử không dừng hoàn toàn. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong ứng dụng công nghệ thu phí giao thông, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giúp phương tiện đi nhanh hơn, giảm ùn tắc tại các trạm thu phí và minh bạch thu phí dự án BOT.

Đến nay toàn bộ 146 trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai với tổng số 857 làn thu phí được đầu tư, lắp đặt hoàn thiện thiết bị thu phí điện tử không dừng. Quá trình vận hành tại các trạm thu phí ổn định.

Tính đến ngày 1/12/2022, có hơn 4,2 triệu phương tiện trên toàn quốc dán thẻ đầu cuối, đạt tỷ lệ 92%.

7. Cải cách hành chính, chuyển đổi số

Trong năm 2022, Bộ GTVT rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian. Cụ thể, giảm 1 đầu mối thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, giảm 1 đầu mối cấp Tổng cục, 4 đầu mối cấp Vụ, 1 đầu mối cấp Cục và không còn Phòng trong Vụ.

Trong năm, Bộ GTVT đơn giản hóa 30 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, 9 thủ tục lĩnh vực hàng hải và 4 thủ tục lĩnh vực đăng kiểm.

Về kết quả chuyển đổi số, Bộ GTVT xây dựng mạng diện rộng của Bộ kết nối với mạng dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước. Bộ hoàn thành xây dựng nền tảng đám mây kết nối với nền tảng điện toán đám mây của Chính phủ, duy trì cung cấp 289 dịch vụ công trực tuyến, hình thành 4 bộ cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia