Loạt "siêu dự án" ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, các “đại gia” dầu khí kỳ vọng hưởng lợi lớn

Theo VCBS, tình hình thượng nguồn ngành dầu khí Việt Nam đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều dự án khai thác dầu khí lớn trong nước có những bước tiến mới sẽ góp phần hỗ trợ hoạt động Thăm dò và khai thác.

Theo báo cáo triển vọng ngành dầu khí, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã nhận định nhu cầu dầu thế giới có khả năng sẽ tăng trưởng thấp trong bối cảnh nguồn cung dầu thế giới tiếp tục dư thừa vào năm 2025.

Theo VCBS, giá dầu được thiết lập trên thị trường toàn cầu, tùy thuộc vào cung cầu toàn cầu và các sự kiện thế giới với Mỹ, Nga và Arab Saudi là 3 nhà sản xuất dầu mở lớn nhất Thế giới. Các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ phải cân nhắc giữa sản lượng bán và giá bán để đạt mức tối ưu, phù hợp với mục tiêu của từng quốc gia.

image(11).png

Dù vậy, những rủi ro địa chính trị đang diễn ra và việc dự trữ dầu toàn cầu giảm do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+kể từ năm 2022 (tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu), có thể sẽ giúp cân bằng thị trường dầu trong vài tháng tới.

Song, VCBS vẫn lưu ý về triển vọng kinh tế không chắc chắn ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc và khả năng cung vượt cầu sẽ làm giảm giá dầu thô trong năm 2025.

Đối với ngành Khoan dầu, triển vọng tương đối khả quan từ các hoạt động khoan ở khu vực Trung Đông. Đây được xem sẽ là điều kiện thuận lợi mang đến triển vọng tốt giá thuê giàn khoan, cũng như các hợp đồng ký với thời hạn 2-3 năm giúp tăng hiệu suất hoạt động giàn.

Bên cạnh đó, nhu cầu giàn khoan tự nâng trên thế giới cũng như Đông Nam Á dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh do thiếu hụt giàn khoan mới sau nhiều năm giá dầu ở mức thấp và các giàn khoan hiện tại đều có việc làm. Số lượng giàn khoan thặng dư dự kiến sẽ giảm từ 50 giàn vào đầu năm 2024 xuống 40 giàn và duy trì ở mức này cho đến tháng 11/2025. Với bối cảnh trên, dự báo giá cho thuê giàn khoan khu vực ĐNA sẽ tiếp tục neo cao, giá cho thuê giàn khoan tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung.

image(12).png
Quảng cáo
untitled(1).png
Nguồn: S&P Global, VCBS tổng hợp

Với ngành Khai thác khí, nguồn cung khí nội địa có thể suy giảm nhanh khi các mỏ khí chủ lực hiện đã và đang trong giai đoạn suy giảm sau quá trình dài khai thác. Nguồn cung khí nội địa mới cho điện khí hiện chỉ còn nguồn khí miền Trung (Cá Voi Xanh và Báo Vàng) và nguồn khí Lô B. Tổng cung khí cho điện giai đoạn 2035-2045 sẽ chỉ còn duy trì khoảng 7,7 tỷ m3/năm.

VCBS cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 ưu tiên phát triển điện khí sử dụng khí nội địa, đồng nghĩa với việc huy động cao từ mỏ khí trong nước như Lô B cho thấy quyết tâm phát triển các dự án trong nước của Chính Phủ.

Đặc biệt, nhu cầu khí trong nước được dự báo sẽ ngày càng tăng trong các lĩnh vực như hóa chất, công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị và đặc biệt là sản xuất điện (chiếm 80%). Theo Kế hoạch thực hiện QHĐ8, tổng công suất điện khí triển khai thêm trong thời gian tới là 7.240 MW, chủ yếu nguồn khí sẽ đến từ nguồn mỏ khí Lô B và mỏ khí Cá Voi Xanh.

Trong đó, Lô B trữ lượng ước tính 107 tỷ m3, giá khí theo phương án được duyệt tại miệng giếng vào năm 2017 là 9,36 USD/mmBTU. Theo ERAV ước tính chi phí vận chuyển đến khu vực Ô Môn khoảng 1.37 USD/mmBTU, giá khí vào năm 2026 khoảng 13.1 USD/mmBTU với trượt giá 2%/năm. Với Cá Voi Xanh, trữ lượng ước tính 150 tỷ m3, giá khí mỏ Cá Voi Xanh đến hàng rào nhà máy khoảng 9.048 USD/mmBTU theo phương án được ký kết vào năm 2017, có điều chỉnh trượt giá. ERAV dự báo giá khí vào năm 2028 ở mức 11.25 USD/mmBTU với giả định trượt giá 2%/năm.

Theo VCBS, tình hình thượng nguồn ngành dầu khí Việt Nam đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều dự án khai thác dầu khí lớn trong nước có những bước tiến mới sẽ góp phần hỗ trợ hoạt động Thăm dò và khai thác tại các doanh nghiệp thượng nguồn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh.

image(9).png
Nguồn: PVN, PetroTimes, VCBS tổng hợp

Trái ngược, các doanh nghiệp lọc dầu được dự báo sẽ có 1 năm khó khăn hơn khi Crack spread (mức chênh lệch giữa giá dầu thô và giá sản phẩm tinh chế từ dầu) trong năm 2025 có thể giảm. Việc tăng chi phí dự phòng hàng tồn kho, tăng chiết khấu để tăng tiêu thụ sản phẩm sẽ khiến biên LNG các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị thu hẹp.

Trong khi đó, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, đặt ra khung pháp lý cho cơ chế sản lượng hợp đồng tối thiểu đối với các nhà máy điện khí và LNG. Đồng thời, Luật ưu tiên phát triển điện khí sử dụng khí nội địa, đồng nghĩa với việc huy động cao từ mỏ khí Lô B. Theo VCBS, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy Nhiệt điện LNG như nhà máy NT3&4 (dự kiến vận hành năm 2025, 2026) của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW), tác động tích cực đến các doanh nghiệp dầu khí như Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) và các doanh nghiệp thượng nguồn dầu khí như Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD),...

untitled(2).png
Nguồn: VCBS tổng hợp và ước tính
Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Hàng loạt công trình, dự án lớn, trọng điểm đã và đang được đẩy mạnh đầu tư để cải thiện hạ tầng kết nối, đồng thời tạo ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.

Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Sáng nay, tại Hà Nội, tại buổi làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026

Tại dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 nhằm tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổ

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại Vietnam ESG Awards

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Sắp thu phí 5 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư

Cuối tháng 4/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 496/QĐ-BXD phê duyệt Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.

Từ 1/10 sẽ thu phí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Chính thức không cho phương tiện đi qua trạm thu phí nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán

Việt Nga tăng tốc hợp tác, hướng mục tiêu 15 tỷ USD thương mại

Quan hệ Việt – Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, năng lượng và nông sản, tạo đà bứt phá kim ngạch song phương lên 15 tỷ USD.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Ngành du lịch Thái Lan lo ngại mất vị thế số một Đông Nam Á về tay Việt Nam