Kỳ vọng mới về Vinamilk qua bộ nhận diện mới

Những ngày đầu tháng 7/2023 đánh dấu mốc trong hành trình gần nửa thế kỷ của doanh nghiệp sữa lớn thứ 36 trên thế giới về doanh thu - Vinamilk thay đổi nhận diện thương hiệu gần 50 năm hình thành và phát triển.

Logo mới của Vinamilk tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội ngay sau khi ra mắt. Nguồn: Vinamilk
Logo mới của Vinamilk tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội ngay sau khi ra mắt. Nguồn: Vinamilk

Được xem là “cổ phiếu quốc dân” nhưng một vài năm gần đây, cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk lại khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn về bài toán đi tìm động lực tăng trưởng mới. Trước tình hình đó, VNM đã bước vào cuộc tái cấu trúc mạnh mẽ với bước đi đầu tiên ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới sau gần 5 thập kỷ, thể hiện tinh thần táo bạo, quyết tâm, luôn là chính mình.

Thay đổi nhận diện thương hiệu – Bước đi đầu tiên trong chiến lược tái cấu trúc toàn phần

Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết, thay đổi nhận diện thương hiệu là nỗ lực tái định vị, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho người dùng và tạo đà bứt phá trong tương lai.

Tái định vị thương hiệu chỉ là bước đầu trong chiến lược 5 năm tới của hãng, đi cùng đó là hàng loạt thay đổi trong chuyển đổi số, tuyển dụng nhân sự, quy trình quản trị,... với mục tiêu tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

"Một thương hiệu muốn tồn tại 100 hay 200 năm luôn phải thay đổi với điều kiện thực tế. Trong suốt 47 năm hình thành và phát triển, Vinamilk cũng đã thay đổi nhiều lần và lần thay đổi này không phải là ngoại lệ”, bà Mai Kiều Liên chia sẻ. “Quan trọng hơn, Vinamilk sẽ luôn giữ giá trị của mình – đó là đem đến những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng ”, vị CEO nói tiếp.

Bộ nhận diện mới đang được triển khai trên toàn hệ thống Vinamilk bao gồm website, kênh bán hàng trực tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng và các ấn phẩm thương hiệu bao bì sản phẩm…

Công ty Chứng khoán SSI đánh giá đây là đợt tái cấu trúc danh mục sản phẩm lớn nhất của Vinamilk trong thập kỷ qua, điều này được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện doanh thu và giúp Công ty giành lại thị phần trong thời gian tới.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VietCap (VCSC) cho rằng hình ảnh bắt mắt mới của sản phẩm VNM sẽ có hiệu quả trong việc tạo được ấn tượng ban đầu mạnh mẽ từ khách hàng. Những thiết kế này sẽ giúp VNM thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty.

Ngoài ra, VCSC tin rằng mạng lưới phân phối rộng khắp của VNM bao gồm 200 nhà phân phối độc quyền và 210.000 điểm bán hàng tại kênh truyền thống cũng như 8.000 điểm bán hàng kênh hiện đại là lợi thế vì các kênh bán hàng này có thể giúp quảng bá nhận diện thương hiệu mới của công ty.

Để thu hút và giữ chân khách hàng trong tương lai, VCSC cho rằng VNM cần thực hiện những hoạt động quảng cáo và khuyến mãi hiệu quả cũng như duy trì chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cho rằng cũng cần xem xét và đánh giá thêm về những kết quả đạt được sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu trước khi có thể xác định chiến lược này có thành công hay không.

Trong Báo cáo Cập nhật gần nhất, VCSC kỳ vọng VNM sẽ dần lấy lại thị phần từ năm 2024 và dự báo doanh thu của công ty sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoạn 2023-2027.

Những con số tăng trưởng đầu tiên của quý 2

Theo báo cáo sơ bộ tình hình kinh doanh nửa đầu năm nay, ông lớn ngành sữa ghi nhận tổng doanh thu quý 2 đạt 15.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.220 tỷ đồng.

Kết quả này tăng trưởng lần lượt 1,6% và 5,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,9% và 16,5% so với quý 1. Như vậy, lợi nhuận của Vinamilk đã tăng liên tiếp 2 quý sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 cũng như tình hình kinh tế vĩ mô thế giới.

Quảng cáo

Lũy kế 6 tháng, ước tính đạt doanh thu VNM đạt gần 29.200 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 4.100 tỷ đồng. So với mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Vinamilk thực hiện được 46% kế hoạch doanh thu và gần 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

d9568059-b765-42a8-9015-61d9da958786-7990.png

Nguồn: VietstockFinance

Triển vọng cho nửa cuối năm

Báo cáo triển vọng giữa năm 2023 do Chứng khoán Bảo Việt (BVS) phát hành hôm 20/06 nhận định, nửa cuối năm nay sẽ là thời điểm cho các nhóm ngành vốn hóa lớn có cơ hội tỏa sáng. Với cơ cấu tài chính khỏe mạnh và lượng tiền mặt dồi dào, BVS kỳ vọng giá sữa bột nguyên liệu đang có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ góp phần đưa biên lợi nhuận của VNM dần cải thiện từ quý 3.

BVS cũng cho rằng VNM vẫn sẽ nắm giữ thị phần nhiều nhất tại Việt Nam. Công ty chứng khoán này đề cao xu hướng phân hóa, đa dạng hóa sản phẩm và mạnh dạn tấn công vào các phân khúc ngách của VNM.

Nhóm chuyên gia phân tích SSI cũng nhận thấy chi phí đầu vào (sữa bột nhập khẩu) thấp hơn sẽ bắt đầu tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk kể từ quý 2, qua đó nâng tỷ suất lợi nhuận gộp lên gần 40%, tăng so với mức 38.8% của quý 1.

6b288dd2-a397-4d59-9e3a-b5c8a2e15f22-5946.png

Giá sữa bột nguyên kem trong vòng 1 năm qua. Nguồn: Global Dairy Trade

Các chuyên gia VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của VNM có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2023 và 8,1% trong năm 2024. Trong đó, lợi nhuận ròng được công ty chứng khoán ước tính tăng 15,8% trong quý 2 – 4/2023.

Với những triển vọng về giá nguyên liệu cùng sức bật của biên lợi nhuận trong nửa cuối năm, cổ phiếu VNM tiếp tục được xem là sự lựa chọn cân bằng giữa cơ hội và rủi ro cùng đa dạng hóa danh mục cho giới đầu tư.

Chốt phiên 24/7, cổ phiếu VNM đóng cửa ở mức 75.000 đồng/cp, tăng 14,5% so với mức thấp nhất của từ đầu năm tới nay. Thanh khoản của VNM cũng khởi sắc kể từ giữa tháng 6 đến nay, lượng giao dịch bình quân mỗi phiên đạt hơn 6,1 triệu đơn vị mỗi phiên.

Về yếu tố định giá, P/E của cổ phiếu VNM đang dao động ở mức 19 lần, thấp hơn trung bình ngành là 21,63 lần. Như vậy, cổ phiếu VNM vẫn đang giao dịch dưới định giá trung của ngành và còn dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới.

f557f0d7-c4ff-49a0-8c4f-e9f96ef3c14c-3833.png

Diễn biến cổ phiếu VNM trong các tháng gần đây. Nguồn: VietstockFinance

Đánh giá thị trường sữa, lãnh đạo công ty khẳng định thị trường sữa Việt Nam vẫn chưa bão hòa. “Mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người của Việt Nam còn thấp nên thị trường sữa Việt Nam chưa bão hòa. Vinamilk sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở ba khía cạnh là chất lượng, giá cả và dịch vụ để tăng trưởng doanh số, thị phần”, bà Liên chia sẻ.

Bên cạnh đó, tại các thị trường quốc tế, doanh nghiệp này đã ký được nhiều hợp đồng tổng trị giá 100 triệu USD cho 6 tháng đầu năm và hiện đang tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, gần đây nhất là hội chợ quốc tế tại Quảng Châu, Trung Quốc, nhằm mở rộng các cơ hội tăng trưởng hướng đến mục tiêu doanh thu 6 tháng cuối năm.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Thị trường vẫn đang đi tìm đáy 2 Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón khi thị trường nóng lên

Với định hướng của Cửa Lò là trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, những sản phẩm bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại và nhiều tiện ích tại đô thị biển này đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công 2 “siêu dự án” dịp 30/4 Novaland muốn phát hành 97 triệu cổ phiếu ESOP

Các căn hộ chung cư giá dưới 2 tỷ đồng “biến mất” khỏi thị trường

Báo cáo của Savills Hà Nội cho biết, giá bán sơ cấp căn hộ chung cư tại thị trường này đạt 79 triệu đồng/m2. Hiện căn hộ giá 2 đến 4 tỷ chiếm 50% thị trường và không còn căn hộ nào dưới 2 tỷ đồng.

Hà Nội yêu cầu trình phê duyệt cải tạo lại 4 khu chung cư ở quận Đống Đa vào tháng 5/2025 Lạ lùng chung cư giá rẻ, dù thang máy rơi liên tục, nhà xuống cấp nhưng giá vẫn tăng không ngừng

TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công 2 “siêu dự án” dịp 30/4

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt” Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị chọn chủ đầu tư xây “siêu cảng” ở Cần Giờ

Nhiệm vụ của Tổ công tác là căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, thực hiện hoặc tham mưu UBND Thành phố hoàn thiện các thông tin, điều kiện để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo quy định.

Lãi lớn nhờ bán chuối, Hoàng Anh Gia Lai nối dài chuỗi 16 quý lãi liên tiếp Ông Đặng Hồng Anh nói gì về quyết định rời ghế Phó Chủ tịch TTC Land?

Lộ diện vị trí sẽ xây dựng cầu Ngọc Hồi gần 12.000 tỷ đồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Cầu Ngọc Hồi và đường dẫn có quy mô mặt cắt ngang 33m, gồm 6 làn xe cơ giới và các làn hỗn hợp, tách nhập, lề đi bộ. Tại Hà Nội, công trình sẽ được xây dựng trên địa bàn các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.

Lãi lớn nhờ bán chuối, Hoàng Anh Gia Lai nối dài chuỗi 16 quý lãi liên tiếp Hà Nội duyệt xây khu công nghiệp 1.000 tỷ đồng ở Sóc Sơn

Bừng sáng bản đồ đầu tư: Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh vươn mình thành cực tăng trưởng mới

Trong bối cảnh các kênh đầu tư truyền thống đang chịu ảnh hưởng bởi biến động thương mại, tài chính toàn cầu, giới đầu tư bắt đầu chuyển hướng mạnh sang bất động sản và tìm đến những vùng đất chiến lược hội tụ cả yếu tố an toàn và tiềm năng tăng trưởng.

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên cả nước tăng đột biến Nguồn cung bất động sản dự kiến bổ sung 14.000 sản phẩm trong quý 2/2025