Khối ngoại “cản”, đại hội cổ đông CII không thể diễn ra

Sáng nay (26/4), CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) tiến hành đại hội đồng cổ đông thường niên. Tuy nhiên đại hội không thể diễn ra.

Đại hội cổ đông lần 1 của CII bất thành
Đại hội cổ đông lần 1 của CII bất thành

Theo thông báo, tính đến 9 giờ 15, tỷ lệ cổ đông tham dự đại hội chỉ đạt 45,65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo đó không đủ điều kiện tiến hành đại hội.

"Nhóm cổ đông nước ngoài sở hữu 16 triệu cổ phiếu CII, cùng các quỹ ETF hầu hết không tham dự đại hội", ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT công ty giải thích với cổ đông về tỷ lệ tham dự chưa đạt 50%.

Được biết, tính tới ngày 3/4, cổ đông nước ngoài sở hữu gần 25,9 triệu cổ phiếu, tương đương 10,26% tổ số cổ phần CII đang lưu hành.

Năm 2022, công ty đã phải hai lần triệu tập cổ đông mới có thể tiến hành đại hội thành công. Trước thềm đại hội năm nay, CII đã có thông báo về việc tặng phần quà tri ân bằng quà hoặc tiền nếu cổ đông tham dự đại hội. Động thái này là nỗ lực của công ty nhằm đảm bảo đại hội được tiến hành ngay lần đầu.

Phát hành trái phiếu gần 4.500 tỷ

Theo nội dung đại hội dự kiến, công ty lên kế hoạch phát hành hai gói trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị gần 4.500 tỷ.

Với gói 1, CII dự kiến phát hành hơn 25,2 triệu trái phiếu với thời hạn 10 năm, tổng giá trị hơn 2.522 tỷ. Nếu được thông qua, công ty sẽ triển khai phát hành trong năm 2023, ngay sau khi được Uỷ ban Chứng khoán (UBCK) chấp thuận. Đối tượng phát hành sẽ là các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:1.

CII dự kiến sẽ dùng tiền huy động được để góp vốn hoặc mua trái phiếu phát hành từ hai công ty dự án là CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội và Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, hạn mức đầu tư tối đa cho Công ty Xa Lộ Hà Nội là 2.400 tỷ đồng, còn Công ty Ninh Thuận là 1.200 tỷ đồng.

Lãi của lô trái phiếu sẽ được trả 3 tháng/lần với lãi suất năm đầu tiên cố định 10%/năm, các kỳ tính lãi tiếp theo sẽ được tính bằng bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng của Vietcombank và VietinBank + 2,5%/năm.

Quảng cáo

Về việc chuyển đổi trở lại cổ phần, tương ứng với thời hạn 10 năm của trái phiếu, CII sẽ tổ chức 10 đợt chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần cho trái chủ (mỗi năm 1 đợt) vào ngày tròn năm kể từ ngày phát hành. Giá chuyển đổi sẽ là 10.000 đồng/CP. Song song với các lần chuyển đổi trái phiếu, CII sẽ thực hiện phát hành cổ phần phổ thông để phục vụ cho việc chuyển đổi.

Với gói 2, thời hạn, lãi suất, đối tượng và phương án trả lãi sẽ tương tự gói 1, tổng giá trị phát hành là 1.978 tỷ đồng, tương đương gần 19,8 triệu trái phiếu. Tỷ lệ để cổ đông hiện hữu mua trái phiếu là 20:1. Đợt phát hành sẽ diễn ra trong vòng hai năm kể từ ngày được ĐHĐCĐ phê duyệt.

Số tiền huy động được, CII sẽ dùng 1.090 tỷ đồng để thanh toán hai lô trái phiếu CIIB2024009 và CIIB2124001, phần còn lại sẽ dùng để góp vốn hoặc mua trái phiếu phát hành từ Công ty Ninh Thuận.

Mục tiêu lãi “đi lùi” 50%

Năm 2022, doanh thu thuần đạt 5.756 tỷ đồng tăng gấp đôi so với thực hiện trong năm 2021, nhưng chỉ đạt 72% so với mục tiêu hơn 8.000 tỷ. Lợi nhuận sau thuế chuyển từ lỗ 242 tỷ đồng sang lãi 896 tỷ đồng, trong đó lãi ròng 731 tỷ đồng, hoàn thành 97% chỉ tiêu lợi nhuận 757 tỷ.

Kết quả kinh doanh năm 2022 của công ty tăng đột biến là nhờ thương vụ thoái vốn CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB). Cụ thể, CII đã lãi hơn 810 tỷ đồng từ các thương vụ thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.

Năm 2023, CII đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5.155 tỷ đồng và lãi ròng 469 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 50% so với kết quả của năm 2022.

Năm nay, CII dự báo sẽ là năm nhiều thử thách của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, công ty sẽ tập trung vào một số hoạt động.

Trong đó, gia tăng dòng thu từ các dự án BOT cầu đường. Dự kiến, CII sẽ bắt đầu hợp nhất dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận từ quý 3/2023. Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tăng giá tại một số dự án BOT theo lộ trình đã quy định trong hợp đồng.

Hoàn thành việc bàn giao phần căn hộ còn lại tại các dự án bất động sản hiện hữu như D'Verano, The River và căn hộ 152 Điện Biên Phủ.

Phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý bao gồm thủ tục thanh toán các hợp đồng BT để phát triển quỹ đất, xin chấp thuận đầu tư cho các dự án mới, tính tiền và nộp tiền sử dụng đất cho các dự án hiện hữu.

Triển khai các phương án thu hồi vốn và lợi nhuận đầu tư theo nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, qua đó gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao sức khỏe tài chính doanh nghiệp và đảm bảo nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Công ty bia lớn nhất Việt Nam muốn nâng cổ tức tiền mặt lên 50%, cổ phiếu bất ngờ "lùi" về đáy lịch sử

Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 31.641 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.835 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ.

Tỷ phú Thái Lan quyết tâm theo đuổi Vinamilk sau thương vụ chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Mỹ công bố mức thuế sơ bộ chống bán phá giá thép mạ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp HSG, HPG, NKG?

Theo một doanh nghiệp tôn mạ, dù mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng trên thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất – kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép Việt Nam do việc tạm ngừng xuất khẩu thép mạ sang Mỹ đã kéo dài suốt từ thời điểm khởi xướng điều tra cho đến nay.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 24/4 tại NovaWorld Phan Thiet Golf Club, Bình Thuận.

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025 Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25%

FPT Retail dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 48.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, FPT Retail sẽ phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận.

Lợi nhuận FPT Retail về sát đỉnh cũ Một doanh nghiệp "lạ" âm thầm vượt qua Vincom Retail, REE, PNJ, FPT Retail và loạt ngân hàng, vốn hóa lập kỷ lục gần 2 tỷ USD

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025

DNSE đạt 16,7% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh quý I/2025, tiếp tục giữ vững vị trí Top 2 trên Bảng xếp hạng thị phần, theo Báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX.

DNSE lên kế hoạch chào bán 85,65 triệu cổ phiếu ra công chúng ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

Novaland đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định. NVL có thể được HOSE xem xét cấp quyền giao dịch ký quỹ trở lại trong thời gian tới.

Doanh thu của RIC đạt hơn 133 tỷ đồng năm 2024, tăng trưởng 20%

Ban lãnh đạo công ty cho biết đã tích cực tìm mọi biện pháp ổn định nguồn khách hàng có sẵn, khai thác nguồn khách mới, đồng thời thúc đẩy các kênh bán hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nên doanh thu tăng so với cùng kỳ.

Digiworld kỳ vọng doanh thu tỷ đô, dự kiến phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP "Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục