Hơn 8.300 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cho cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Bộ GTVT bố trí nguồn vốn gần 8.600 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, trong đó có hơn 8.300 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng.

Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được bố trí nguồn vốn tổng cộng 119.666 tỷ đồng.

Nguồn này được cân đối từ vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.169 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 72.497 tỷ đồng.

Thủ tướng giao Bộ GTVT 47.169 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025. Vốn thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ được giao và tập trung giải ngân trong năm 2023.

Đến nay, Bộ GTVT bố trí 257 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư và hơn 8.334 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng trong năm 2022. Hiện các địa phương triển khai lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải ngân đáp ứng tiến độ. Dự án sẽ được khởi công trước ngày 31/12.

Hiện tại, công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn cơ bản hoàn thành. Việc lập hồ sơ thiết kế, dự toán, thẩm tra, thẩm định được tiến hành song song.

829d84a0f67013d01ac51f8cf4c4b032-4610.jpg Công tác giải phóng mặt bằng khẩn trương hoàn thành để khởi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 trước ngày 31/12

Về giải phóng mặt bằng, đến nay, các địa phương thực hiện đo đạc tại thực địa đạt trên 95%, kiểm kê tài sản trên đất đạt 87% và triển khai xây dựng khu tái định cư, lập phương án đền bù... phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp trước ngày 20/11 và bàn giao diện tích còn lại trong quý 2/2023.

Với đoạn cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo kết quả điều tra của tư vấn, nguồn cát bảo đảm chất lượng chủ yếu tập trung ở An Giang, Đồng Tháp với trữ lượng và công suất khai thác hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của dự án. Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu sử dụng cát biển cho công trình giao thông.

Các địa phương trong khu vực rà soát, đánh giá tổng thể nguồn cung khu vực, nâng công suất những mỏ hiện tại, mở mới mỏ, nghiên cứu khai thác cát tại cồn cát... cung cấp cho dự án.

Theo quyết định được phê duyệt, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam được đầu tư với tổng chiều dài 723,7 km tuyến chính. Dự án gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ - Cà Mau (110,9 km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.

Để phục vụ công tác lựa chọn nhà thầu, từ đầu tháng 9, phương án tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án được Bộ GTVT báo cáo Chính phủ.

Quảng cáo

Theo đó, 12 dự án thành phần với chiều dài 729 km được đề xuất chia thành 30 gói thầu, phạm vi từ 20-40 km. Giá trị dự kiến khoảng 3.000-5.000 tỷ đồng mỗi gói thầu. Số lượng nhà thầu liên danh khoảng 3 nhà thầu, 1 nhà thầu có thể được chỉ định thầu nhiều hơn 1 gói thầu.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không chia nhỏ gói thầu gây khó khó liên thông kết nối, gây chậm trễ, tăng kinh phí, tăng tổng mức đầu tư… Bộ GTVT cần lựa chọn được nhà thầu xây lắp có năng lực, kinh nghiệm, uy tín bảo đảm công khai, minh bạch.

Gói thầu đề xuất phân chia dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 lớn hơn nhiều so với các gói thầu giai đoạn trước.

Ở giai đoạn 1, quy mô gói thầu trung bình là 1.500 tỷ đồng, chỉ có 1 gói 2.200 tỷ đồng tại dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây và 1 gói 3.200 tỷ đồng dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Ở giai đoạn 2, quy mô gói thầu từ 3.000-5.000 tỷ đồng được đánh giá là hợp lý trong bối cảnh hầu hết nhà thầu Việt Nam vẫn hạn chế về nguồn vốn.

Mức 3.000 tỷ đồng là an toàn để doanh nghiệp làm hạ tầng kỹ thuật giao thông ở Việt Nam có thể thi công gói thầu trong thời gian từ 1-2 năm, đủ thời gian để nhà thầu đầu tư, huy động máy móc, thiết bị, nhân sự. Các rủi ro về giá vật tư, vật liệu tăng cao, vốn tín dụng bị siết được kiểm soát tốt hơn giúp nhà thầu không lỡ tiến độ thi công.

142677af29b3815840ef13dacb089432-739.jpg Quy mô các gói thầu của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 lớn hơn

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 gồm công trình đường bộ cấp 1, hầm đường bộ và cầu đường bộ từ cấp 3 trở lên. Nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu phải đáp ứng điều kiện gồm có chứng chỉ năng lực hạng 1 đối với công trình đường bộ, chứng chỉ năng lực phù hợp cấp công trình cầu, hầm của gói thầu, có kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự về mặt kỹ thuật với tư cách nhà thầu (có cùng loại và cấp công trình) và có giá trị hợp đồng tương tự tối thiểu 50% giá gói thầu đang xét.

Nguồn lực tài chính phải đáp ứng yêu cầu doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng 3 năm gần nhất phải tương đương với giá gói thầu đang xét.

Ngoài ra, nhà thầu phải huy động nhân sự, máy móc, thiết bị phù hợp với quy mô gói thầu để triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Trường hợp nhà thầu tham gia nhiều gói thầu, phải đảm bảo không có sự trùng lặp về nhân sự, máy móc, thiết bị giữa các gói thầu và đáp ứng nguồn lực tài chính bố trí cho từng gói thầu.

Trường hợp liên danh để tham gia gói thầu, từng thành viên phải đáp ứng điều kiện năng lực, kinh nghiệm tương ứng nội dung, phạm vi công việc đảm nhận theo thỏa thuận liên danh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia