Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước

Đại hội đồng cổ đông của Hòa Phát diễn ra giữa thời điểm thị trường thép đang có nhiều biến động do ảnh hưởng của chính sách thuế quan và bản thân doanh nghiệp đầu ngành thép cũng đang đứng trước bước ngoặt của một chu kỳ tăng trưởng mới.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ:
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Hòa Phát

Đến hẹn lại lên, đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) luôn là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất mùa ĐHĐCĐ hằng năm, khi có lượng cổ đông dự họp đông đảo và ban lãnh đạo thường không né tránh những vấn đề cổ đông nêu ra.

Hơn thế nữa, đại hội năm nay (diễn ra vào ngày 17/4) dự kiến sẽ càng được quan tâm trong bối cảnh Hòa Phát đưa vào thử nghiệm giai đoạn 1 của dự án trọng điểm Dung Quất 2. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến việc triển khai dự án nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay khả năng ảnh hưởng của chính sách thuế quan mới đến doanh nghiệp ngành thép này,… cũng sẽ là những vấn đề cổ đông mong muốn ban lãnh đạo công ty làm rõ.

Diễn biến thuận lợi quý đầu năm và kế hoạch doanh thu kỷ lục

Trước thềm ĐHĐCĐ, Hòa Phát đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu đạt doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 24,7% so với thực hiện năm 2024.

Kế hoạch doanh thu kỷ lục của Hòa Phát năm nay được đặt ra trên đà tăng trưởng hai chữ số của năm 2024 (doanh thu thuần đạt 138.855 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12.020 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% và 77% so với năm 2023). Đồng thời, dự kiến có thêm sự đóng góp của dự án Dung Quất 2. Đây là dự án trọng điểm mà Hòa Phát đã dồn lực đầu tư trong những năm gần đây, với quy mô 280ha, tổng vốn 85.000 tỷ đồng.

Cuối năm 2024, Hòa Phát đã khánh thành lắp đặt dây chuyền sản xuất HRC tại nhà máy. Giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động từ năm nay và có thể sản xuất 1,4 triệu tấn thép HRC, tăng 47% so với năm 2024. Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, đầu 2026 và có thể vận hành tối đa công suất trong năm 2028 với 5,6 triệu tấn HRC/năm. Dự án Dung Quất giai đoạn 2 sau khi hoàn thành có thể đóng góp lên tới 80.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho Hòa Phát, tăng khoảng 50-60% so với trước đó.

Nguồn: HPS, SHS Research

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của Hòa Phát cũng được kỳ vọng cải thiện nhờ nhu cầu phục hồi từ thị trường bất động sản trong nước và đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm.

Quý đầu năm 2025 nhờ hoạt động xây dựng và triển khai các dự án đầu tư công, các công trình hạ tầng đường cao tốc, sân bay,… diễn ra ra khá nhộn nhịp, sản lượng bán hàng thép của Hòa Phát đã đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý I/2024.

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ, chủ yếu là thị trường nội địa (tiêu thụ 874.000 tấn HRC, tăng 9% so với cùng kỳ); các sản phẩm thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 1,19 triệu tấn, tăng 25%; phôi thép đạt 198.000 tấn, tăng hơn hai lần cùng kỳ; ống thép đạt 185.000 tấn, tăng 42%; thép dự ứng lực các loại đạt 38.500 tấn, tăng 7%. Duy chỉ có sản phẩm tôn mạ giảm 9% so với quý I năm ngoái, đạt 89.000 tấn.

Tác động trái chiều từ những chính sách thuế quan

Tuy nhiên, việc Hòa Phát có đạt được kế hoạch doanh thu kỷ lục năm nay hay không một phần sẽ phụ thuộc vào những tác động trái chiều của chính sách thuế quan. Trong đó, tác động được cho là có tính chất hỗ trợ là việc Bộ Công Thương vào ngày 21/2/2025 đã công bố thuế chống bán phá giá tạm thời (trong 120 ngày) đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc sau quá trình khởi xướng điều tra từ tháng 7/2024 theo yêu cầu của Hòa Phát và Formosa.

Theo Chứng khoán SHS, quyết định này sẽ giúp Hòa Phát tăng sức cạnh tranh đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt trong thời điểm công ty sắp vận hành Dung Quất 2.

Ngoài ra, một thông tin hỗ trợ khác với Hòa Phát là vào ngày 7/4, Tổng cục thương mại và an ninh kinh tế thuộc Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam, Ai Cập và Nhật Bản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU).

Theo thông báo này, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được EC áp dụng đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam cụ thể như sau: Formosa Hà Tĩnh (12,1%), Hòa Phát Dung Quất (0%), các nhà xuất khẩu khác từ Việt Nam (12,1%). Như vậy, Hòa Phát một mình “thoát nạn”, đưa mức thuế chống bán phá giá tạm thời được EC áp dụng đối với thép cuộn cán nóng về 0%.

Quảng cáo

Trước đó vào tháng 3, khi Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép nhập khẩu từ 12/3/2025 và xóa bỏ toàn bộ những ngoại lệ trước đó, Hòa Phát và một số doanh nghiệp thép Việt Nam cũng được đánh giá sẽ hưởng lợi. Bởi thép Việt Nam kể từ năm 2018 đã chịu thuế 25% khi xuất khẩu sang Mỹ theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại. Cho nên quyết định mới có khả năng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn giữa thép Việt Nam, trong đó có Hòa Phát với các quốc gia khác vốn được hưởng ngoại lệ với mức thuế thấp hơn như Mexico, Canada, Hàn Quốc, Brazil, EU tại thị trường này.

Trong báo cáo mới đây của MBS Research, công ty chứng khoán này nhận định Hòa Phát gần như không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng 46% có thể có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày 10/9 của Mỹ do sản phẩm xuất khẩu chủ lực là thép xây dựng và HRC vốn đã bị áp thuế từ 33-36% – cao hơn mức thuế mới. Thêm vào đó, Mỹ chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát, nên dư địa rủi ro là không đáng kể.

Còn theo thống kê sơ bộ của Dragon Capital, xuất khẩu thép của Hòa Phát sang Mỹ năm 2024 chỉ chiếm trên 8% tổng doanh thu, tương ứng 11.200 tỷ đồng, nên khả năng bị ảnh hưởng không lớn.

Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ chiếm hơn 8% tổng doanh của Hòa Phát trong năm 2024 - Nguồn: Dragon Capital

Dù vậy, sản phẩm tôn mạ của Hòa Phát xuất sang thị trường Mỹ có khả năng chịu ảnh hưởng khi ngày 4/4 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo kết quả điều tra ban đầu, tỷ lệ bán phá giá các doanh nghiệp tôn thép Việt Nam lên đến 88,12%, trong đó, Công ty Tôn Hòa Phát (thuộc Tập đoàn Hòa Phát) có tỷ lệ bán phá giá ở mức 49,42%.

Chứng khoán SHS cho rằng, trong bối cảnh nhiều quốc gia khác chịu tác động từ chính sách thuế mới đây của Mỹ với thép, rủi ro từ việc gia tăng các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan đối với thép nhập khẩu trên toàn cầu có thể tác động tới hoạt động xuất khẩu thép của Hòa Phát.

Theo dự phóng của SHS, năm 2025, Hòa Phát có thể đạt 155.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 12.591 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 11,6% và 4,8% so với năm 2024. Trong khi đó, Chứng khoán KBSV dự báo năm nay, Hòa Phát sẽ đạt doanh thu thuần 165.661 tỷ đồng doanh thu và 16.338 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng tăng 19,3% và 35,9% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng sức bật từ thép đường ray, thép làm tàu cao tốc

Trong lúc xuất hiện những rủi ro với hoạt động xuất khẩu thép, giới phân tích đánh giá, các doanh nghiệp sản xuất thép với thị phần nội địa lớn sẽ có lợi thế trong việc duy trì đà tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới. Và Hòa Phát với thị phần số 1 trong nước có những lợi thế nhất định để giành thêm thị phần.

Trong dài hạn, lãnh đạo Hòa Phát còn đặt nhiều kỳ vọng vào việc tăng sản lượng tiêu thụ khi đầu tư công được đẩy mạnh, nhất là dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo thông tin từ Báo Quảng Ngãi, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hỗ trợ Hòa Phát hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết cho dự án Nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.

Phân kỳ 1 của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đã được đưa vào hoạt động - Nguồn: HPG

Ngày 10/4 vừa qua, Hòa Phát và Tập đoàn Primetals đã ký kết hợp đồng cung cấp dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.000 tấn/năm. Với dây chuyền này, Hòa Phát dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất các dòng thép chất lượng cao. Theo kế hoạch, dây chuyền cán dự kiến sẽ cung cấp những sản phẩm đầu tiên vào quý III/2026 và dây chuyền đúc sẽ được đưa vào vận hành vào quý IV/2026.

Trước đó, hồi tháng 2, trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và đề nghị Hòa Phát tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, đặc biệt là sản xuất ray thép phục vụ đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, và đường sắt đô thị trong thời gian tới.

Với năng lực hiện có, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long khẳng định: “Tập đoàn đang hướng mạnh vào sản xuất các loại thép chất lượng cao góp phần thay thế hàng nhập khẩu. Hòa Phát tự tin đủ năng lực nghiên cứu sản xuất thép đường ray, thép làm trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, giá cả, cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thế giới”.

Như vậy, với rất nhiều thông tin và biến động có thể tác động đến kết quả kinh doanh của ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng trong năm 2025, dự kiến ĐHĐCĐ tới đây của doanh nghiệp đầu ngành thép sẽ không chỉ thu hút cổ đông của doanh nghiệp mà còn của rất nhiều người trong giới kinh doanh.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025

Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 62% và 44% so với năm 2024 với doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản giữ vai trò động lực tăng trưởng chính, chủ yếu đến từ việc bàn giao Opal Skyline.

Lợi nhuận của Đất Xanh được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 12%, nhóm quỹ KIM bán ra cổ phiếu LHG

HSG đạt 371 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng NĐTC 2024 - 2025, hoàn thành 74% kế hoạch

6 tháng đầu niên độ tài chính 2024 – 2025, HSG đạt doanh thu hợp nhất 18.674 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 371 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 53% và 74% kế hoạch đã đề ra ở phương án kinh doanh cao.

HSG rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty con ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home

Giá lợn hơi neo cao, Dabaco báo lãi quý I/2025 đạt kỷ lục

Quý I/2025, Dabaco đạt doanh thu thuần hơn 3.609 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 508 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ và là mức lãi theo quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp chăn nuôi này.

"Đại gia" chăn nuôi Dabaco đầu tư cảng cạn gần 82.000m² tại Bắc Ninh Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1

Thiếu nguồn cung vàng, doanh thu và lợi nhuận quý I/2025 của PNJ cùng giảm

Quý I/2025 doanh thu vàng 24K của PNJ giảm gần 66% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này cho biết, tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế đã kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay.

Giá vàng càng tăng, doanh nghiệp vàng càng “đau đầu”? Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

ĐHĐCĐ PV Power: Nhơn Trạch 3&4 có lãi từ năm 2027, mảng trạm sạc dự kiến đóng góp doanh thu không nhỏ

Sau 6 năm triển khai, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào quý III-IV năm nay. Khả năng dự án sẽ mất 2 năm đầu lỗ theo kế hoạch và sẽ có lãi từ năm 2027.

PV Power mang về gần 2.100 tỷ đồng doanh thu trong tháng đầu năm Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ

Năm 2025, Vinaconex đặt mục tiêu đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó ban lãnh đạo kỳ vọng mảng kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính dự kiến đóng góp khoảng 70% lợi nhuận, trong khi mảng xây lắp chủ yếu tăng trưởng về quy mô.

Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An Vừa phải giải trình vì cổ phiếu tăng 45% sau 5 phiên trần liên tục, công ty cũ của Vinaconex chứng kiến cú "cắm đầu"

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB)

Ba cổ đông lớn của PGBank vừa bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ của nhà băng. Động thái này diễn ra ngay trong bối cảnh PGBank đang tiến hành chào bán 80 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 21:4

PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025