GELEX lãi lớn nhờ chuyển nhượng dự án năng lượng tái tạo

Lũy kế 6 tháng đầu năm, GELEX ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.910 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.770 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,5% và tăng 74,6% so với cùng kỳ.

GELEX lãi lớn nhờ chuyển nhượng dự án năng lượng tái tạo

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (mã GEX) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024 với doanh thu hợp nhất đạt 8.250 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ.

Động lực tăng trưởng doanh thu trong quý II của GELEX đến từ sự phục hồi của lĩnh vực thiết bị điện. Mảng này ghi nhận 5.222 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 42,2% so với cùng kỳ và cũng là mức doanh thu thuần cao nhất trong vòng 8 quý gần đây.

Trong khi đó, mảng khu công nghiệp và bất động sản lại chứng kiến doanh thu thuần giảm 36,5% so với quý I/2024, đạt 788 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp quý II/2024 giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo GELEX đây vẫn là lĩnh vực được đánh giá có triển vọng trong giai đoạn tới khi Viglacera, đơn vị thành viên của GELEX đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (quy mô 288 ha) và khu công nghiệp Sông Công II (quy mô 296 ha). Trước đó, đơn vị cũng đã công bố sẽ triển khai khu công nghiệp xanh và thông minh - Thuan Thanh Eco-Smart IP tại tỉnh Bắc Ninh.

Các mảng kinh doanh còn lại của GELEX bao gồm hạ tầng và tiện ích (các dự án năng lượng và nước sạch) và mảng vật liệu xây dựng vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh khá ổn định. Trong đó, mảng vật liệu xây dựng ghi nhận 1.928 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ nhưng đã phục hồi đáng kể so đầu năm và kỳ vọng có thể tiếp tục cải thiện trong 2 quý cuối năm.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024 của GEX

Bên cạnh doanh thu thuần tăng trưởng nhẹ, doanh thu tài chính của GELEX trong quý này cũng tăng mạnh hơn 10 lần lên 1.086 tỷ đồng, nhờ lãi bán các khoản đầu tư (gần 996 tỷ đồng).

Trước đó, vào tháng 11/2023, Sembcorp thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại phần lớn cổ phần trong danh mục điện tái tạo 245 MW của GELEX với giá trị vốn chủ sở hữu tối đa khoảng 218 triệu SGD (tương đương khoảng 3.825 tỷ đồng theo tỷ giá cùng thời điểm).

Danh mục năng lượng tái tạo thoái vốn của GELEX bao gồm 73% cổ phần Thủy điện Sông Bung 4A (49 MW); 80% cổ phần GELEX Ninh Thuận (68 MW); 100% cổ phần Điện gió GELEX Quảng Trị (88 MW) và Điện gió Hướng Phùng 2&3 (50 MW).

Quảng cáo

Trong giao dịch được hoàn tất vào ngày 19/6/2024, Sembcorp đã mua lại phần lớn cổ phần tại 3 trong số 4 công ty con trên.

Dự kiến trong nửa cuối năm, Sembcorp sẽ tiếp tục mua 73% cổ phần của công ty con sở hữu nhà máy thủy điện công suất 49 MW của GELEX. Như vậy, khả năng Sembcorp sẽ nhận chuyển nhượng Thủy điện Sông Bung 4A trong thời gian tới.

Cũng chính nhờ lãi bán các khoản đầu tư này mà lợi nhuận trước thuế của GELEX vẫn tăng 59,2% so với cùng kỳ dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng so với cùng kỳ. Lãi sau thuế của công ty nhờ đó cũng tăng mạnh 69,3% lên 1.104 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, GELEX ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.910 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.770 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.357 tỷ đồng, tương ứng tăng 74,6% và 97,8% so với cùng kỳ.

Năm 2024, GELEX đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 32.303 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,7% và 37,5% so với thực hiện 2023. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện được 46,2% mục tiêu doanh thu và 92,1% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của GELEX đạt 52.442 tỷ đồng, trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ở mức 5.067 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm. Ngoài ra, công ty cũng đang có hơn 3.200 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, giảm nhẹ so với đầu năm và đang phải trích lập dự phòng giảm giá gần 14 tỷ đồng.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản vẫn là hàng tồn kho với gần 9.290 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm. Chi phí xây dựng dở dang cũng tăng gần 7% lên hơn 7.800 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm cuối quý II/2024 tăng gần 5% lên 22.237 tỷ đồng, trong đó, vốn cổ phần là 8.515 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 3.295 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ phải trả của công ty đến cuối kỳ đã giảm gần 3.700 tỷ đồng so với đầu năm, xuống 30.164 tỷ đồng, trong đó, vay nợ ngắn hạn giảm 7% xuống 9.189 tỷ đồng và vay nợ dài hạn giảm 20% còn 8.139 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Một đại gia bất động sản phía Nam thu lãi hơn 7,5 tỷ đồng mỗi ngày

Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư dự án Phú Mỹ Hưng khu đô thị đầu tiên có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới đây đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024.

OCB mua lại 4.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong tháng 8 Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

2 công ty con của Hòa Phát bị Canada kết luận bán phá giá dây thép

Theo đó, 2 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), là CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất và CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương có tên trong danh sách với biên độ bán phá giá lần lượt là 17,7% và 13,5%.

Hòa Phát (HPG) nghiên cứu đầu tư 3 dự án vào tỉnh Phú Yên, vốn dự kiến hơn 120.000 tỷ đồng Khối ngoại liên tục bán ròng HSG, HPG, cổ phiếu ngành thép không còn hấp dẫn?

Viconship hoàn tất thoái vốn tại Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ

Viconship đã chuyển nhượng toàn bộ 22% cổ phần tại Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ theo phương thức thỏa thuận, với tổng giá trị chuyển nhượng tối thiểu đạt 88,2 tỷ đồng.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Chi hơn 3.000 tỷ đồng thâu tóm Cảng Nam Hải Đình Vũ, Viconship kinh doanh ra sao trong quý II?

Hưng Thịnh Incons chào bán 89 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Trong trường hợp chào bán thành công 89 triệu cổ phiếu, Hưng Thịnh Incons có thể thu về tối đa gần 891,2 tỷ đồng, trong đó ưu tiên thanh toán các khoản nợ vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Hưng Thịnh Incons xuất hiện trong liên danh muốn xây khu đô thị hơn 3.800 tỷ đồng ở Thái Nguyên Hưng Thịnh Land công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính

Gói thầu mà liên danh Sơn Hải, Đèo Cả bị đánh trượt vì "không đạt kỹ thuật" chính thức về tay liên danh ACC

Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) đã chính thức công bố kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu số 4.7 "Thi công xây dựng & lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác".

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam Bộ GTVT chốt thời gian hoàn thành “siêu sân bay” lớn nhất Việt Nam

Xanh SM bắt tay taxi Mai Linh lập chuỗi xưởng sửa chữa ô tô lớn nhất Việt Nam

Dự kiến đến cuối năm 2025, Xanh SM cùng Mai Linh sẽ sở hữu 99 xưởng sửa chữa ô tô mang tên MeKong Xanh SM và sẽ hoạt động đồng bộ với mạng lưới hơn 80 xưởng dịch vụ sẵn có của VinFast trên cả nước.

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn Xanh SM kiến nghị được linh hoạt thỏa thuận giá cước với khách hàng

Cán bộ nhân viên MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều ngày 12/9, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3). Phát huy tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, đông đảo cán bộ, nhân viên MobiFone đã cùng chung tay ủng hộ nhằm

Bảo Hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi Vinamilk kịp thời hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu cho người dân cùng bão lũ

Vinamilk kịp thời hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu cho người dân cùng bão lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, khắc phục hậu quả thiên tai, Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa tươi, sữa hạt, sữa đặc, nước uống cho người dân, trẻ em tại vùng lũ.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… Vinamilk: Chuẩn bị bước chu kỳ tăng trưởng mới, hé lộ thời điểm chạy thương mại nhà máy chế biến thịt bò