Gần 24,6 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công của Bộ Giao thông sẽ được chuyển đi đâu?

Nghị quyết của Quốc hội vừa điều chỉnh giảm hơn 24.594 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT để phân bổ thêm cho 10 địa phương...

Ngày 22/6, với 476/482 đại biểu biểu quyết tán thành (tỷ lệ 96,36%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.

Theo Nghị quyết trên, hơn 25.995 tỷ đồng số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 được phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Còn đối với hơn 62.364 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo Nghị quyết số 29/2021/QH15, Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, giao kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đáng chú ý, Quốc hội đã điều chỉnh giảm hơn 24.594 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để điều chỉnh tăng tương ứng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 10 địa phương.

Cụ thể, Khánh Hòa nhận 1.845 tỷ đồng; Đắk Lắk 1.641 tỷ đồng; Đồng Nai 1.436 tỷ đồng; Bà Rịa-Vũng Tàu 1.976 tỷ đồng; Tiền Giang 872 tỷ đồng; Cần Thơ 3.250 tỷ đồng; Hậu Giang 3.466 tỷ đồng; Sóc Trăng 3.769,5 tỷ đồng; An Giang 4.928 tỷ đồng và Đồng Tháp 1.410,8 tỷ đồng.

Được biết, năm 2023, Bộ GTVT được Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 94.000 tỷ đồng, cao hơn 22.722 tỷ đồng so với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của các dự án.

Quảng cáo
bieu-quyet-22-6-7053.jpg

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi... Ảnh: Quốc hội

Đối với hơn 53.049 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đến nay chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, Nghị quyết đề nghị đưa vào dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025...

Cũng tại Nghị quyết này, Quốc hội đã thông qua phương án phân bổ hơn 444 tỷ đồng còn lại của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cũng được điều chỉnh giữa các nhiệm vụ, dự án trong tổng mức vốn của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Cụ thể, Quốc hội giảm hơn 2.948 tỷ đồng của các nhiệm vụ, dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 để tăng tương ứng cho các nhiệm vụ, dự án không thuộc danh mục Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và các dự án đã được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhưng khác ngành, lĩnh vực với dự án điều chỉnh giảm.

Chiều 22/6, với 452/458 phiếu tán hành (tỷ lệ 91,5%), Quốc hội cũng chính thức thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".

Trong đó, các dự án cụ thể bao gồm: Dự án Sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1), từ khi ban hành Nghị quyết đến ngày 31/12/2023 theo từng dự án đã nêu.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Đà bán tháo trên Phố Wall lan sang thị trường châu Á

Các công ty công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm trên toàn TTCK châu Á chiều 4/9, sau một đợt bán tháo trên Phố Wall do đà giảm mạnh của Nvidia và số liệu đáng thất vọng về hoạt động chế tạo của Mỹ.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu thế giới giảm gần 5% trong phiên 3/9

4 dự án giao thông nghìn tỉ sắp triển khai tại Khu Nam Tp.HCM, “giải cứu” kẹt xe, đổi thay bộ mặt đô thị

Hiện tại, giao thông kết nối giữa khu Nam và trung tâm Tp.HCM chủ yếu thông qua các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận và Nguyễn Tất Thành.

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam Các tuyến giao thông thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần

Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục giảm, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều và giá vàng tại châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 2/9.

Ngành sắn bắt đầu vụ mới, thị trường nhập khẩu chưa sẵn sàng Thị trường chứng khoán có tuần nghỉ ngơi sớm trước lễ Quốc khánh

Xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2024 đạt 473 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tă

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số Lần đầu tiên, trong một tháng, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt “triệu đô”

Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

Trong cuộc họp ngày 27/8/2024, tỉnh Đồng Nai kiến nghị sớm đầu tư hệ thống đường sắt kết nối để đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành khai thác (dự kiến vào năm 2026).

Bộ GTVT nói gì về Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ do Tập đoàn CT Group đề xuất Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter