Diễn biến bất thường trên thị trường gạo thế giới sẽ còn tiếp diễn

Bảy tháng sau khi Ấn Độ đưa ra một loạt hạn chế xuất khẩu gạo nhằm mục đích ổn định giá trong nước, sóng gió trên thị trường gạo toàn cầu vẫn còn tiếp diễn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Diễn biến bất thường trên thị trường gạo thế giới sẽ còn tiếp diễn

Nguồn cung gạo toàn cầu đã bị gián đoạn do cung ứng các loại gạo mà Ấn Độ hạn chế xuất khẩu - gạo trắng non-basmati, gạo đồ và gạo tấm - đều giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian. Điều đó khiến các nước nhập khẩu ở Nam, Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara gặp khó khăn, buộc họ phải tìm kiếm nguồn thay thế trong bối cảnh khi các nước xuất khẩu gạo lớn khác, bao gồm Việt Nam và Thái Lan, cũng bị El Nino gây ảnh hưởng đến sản xuất gạo.

Sản xuất lúa gạo toàn cầu và El Niño

Sản xuất gạo thế giới không tăng, một phần do tác động từ việc El Nino gây thời tiết khô hạn ở những nước sản xuất gạo chủ chốt ở Châu Á. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng gạo toàn cầu trong năm marketing 2023/2024 sẽ ở mức khoảng 513,7 triệu tấn—chỉ tăng nhẹ so với 513,5 triệu tấn của năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu năm 2024 dự đoán sẽ với năm 2023.

Mức tăng/giảm sản lượng và xuất khẩu gạo thế giới năm 2023/24 so với năm liền trước.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ giảm mạnh

Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu vốn đã không chắc chắn này, các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ đã gây thêm căng thẳng cho thị trường. Mặc dù xuất khẩu tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2023 sang các thị trường quan trọng ở Tây Phi như Senegal, nhưng kể từ tháng 7/2023, hoạt động xuất khẩu này không đáng kể. Từ tháng 8 đến tháng 11/2023, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 28.500 tấn gạo tấm, giảm 95% so với năm trước. Lệnh cấm đối với gạo trắng non-basmati cũng khiến khối lượng xuất khẩu giảm tương tự. Từ tháng 8 đến tháng 11/2023, xuất khẩu gạo trắng non-basmati đạt tổng cộng khoảng 154.000 tấn, giảm 93%.

Xuất khẩu gạo đồ, không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế hồi tháng 7/2023, đã tăng 39% trong tháng 8/2023 do các nhà xuất khẩu chuyển đổi sản phẩm để bù lỗ. Để xử lý vấn đề này, tháng 8/2023 Ấn Độ đã áp dụng mức thuế bổ sung 20% đối với gạo đồ. Kết quả là, trong tháng 9, xuất khẩu gạo đồ giảm 69%.

Từ tháng 8 đến tháng 11/2023, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt tổng cộng 3,7 triệu tấn, giảm 46% so với năm trước. Chỉ có xuất khẩu gạo basmati tăng, tăng 12% trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/2023 so với năm 2022.

Do đó, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã giảm ở hầu hết các thị trường chính. Những khu vực có sự gia tăng (Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nam Phi) là những khu vực có gạo basmati chiếm ưu thế.

Nhưng hầu hết các khu vực mà các loại gạo nhập khẩu chính của Ấn Độ bị hạn chế xuất khẩu đều chứng kiến mức giảm từ 50% trở lên so với năm trước, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara. Ví dụ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Tây Phi giảm khoảng 1,2 triệu tấn hay 54%, trong khi xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang các nước ở Đông và Trung Phi giảm lần lượt 58% và 80%.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ sụt giảm.

Giá gạo tăng mạnh trên toàn cầu

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đã đẩy giá gạo tăng mạnh trên toàn cầu. Tại các nước xuất khẩu chru chốt, giá gạo Việt Nam đã tăng 46% trong năm 2023, trong khi gạo Thái Lan tăng 42% và gạo Ấn Độ tăng 34%.

Giá gạo trắng tham chiếu của Thái Lan (5% tấm) đã tăng 22% kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ có hiệu lực vào tháng 7 năm 2023.

Tại các nước nhập khẩu, giá cũng tăng mạnh.

Giá gạo tại Indonesia đã tăng lên mức cao kỷ lục. Giá gạo chất lượng trung bình ở Jakarta vào ngày 24/2/2024 là 14.860 Rp/kg; trong khi gạo cao cấp là 18.000 rupiah (1,15 USD)/kg, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo chất lượng cao có nơi thậm chí lên tới 21.000 Rp/kg. Những giá này đã vượt qua giá trần quy định của Chính phủ.

Tại Philippines,giá gạo trong tháng 1/2024 cũng tăng vọt bất chấp dự trữ tăng. Theo đó, giá bán buôn gạo xát vừa trung bình tháng 1/2024 ở mức 46,60 peso/kg, tăng 1,7% so với mức 45,83 peso/kg của tháng 12. So với cùng kỳ năm trước, mức giá đó cao hơn 32,7%, với mức giá trung bình vào tháng 1 năm 2023 chỉ là 35,11 peso mỗi kg. Tương tự, giá bán buôn gạo xát kỹ trung bình tăng 1,5% lên 49,96 P/kg và cao hơn 28,6% so với mức 38,28 P/kg vào tháng 1 năm 2023.

Bangladesh cũng ở trong tình trạng giá gạo trong nước liên tục tăng cao mặc dù mặc dù những vụ thu hoạch lúa trong nước gần đây đạt sản lượng cao, buộc họ đầu tháng 2/2024 phải giảm thuế nhập khẩu gạo từ 63% xuống 15%, và có thể sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong năm 2023/24 để hạ giá gạo trong nước.

Tại châu Phi, giá gạo thậm chí còn tăng mạnh hơn nữa. Giá gạo tại Nigeria đã tăng 98,47% trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024, trong đó người dân ở Thủ đô Abuja đã chứng kiến mức tăng mạnh nhất. Giá trung bình 1kg gạo là 1.021,79 naira, tức là tăng 98,47% so với mức 514,83 naira của cùng kỳ năm trước và tăng giá 11,31% so 917,93 hồi tháng 12 năm 2023. Giá cao nhất được ghi nhận ở Thủ đô Abuja, là 1.350 naira/kg.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan.

Các nước nhập khẩu phải tìm nguồn gạo thay thế

Ấn Độ là nguồn cung gạo quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước ở Châu Phi (quốc gia Nam Á này chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu trong năm 2022-23). Nhập khẩu gạo của Madagascar từ tất cả các nguồn đạt trung bình 425.000 tấn vào năm 2023, giảm 44% so với năm 2022 (khoảng 80% gạo nhập khẩu của nước này có nguồn gốc từ Ấn Độ dưới dạng gạo non-basmati, không đồ) và kể từ tháng 8/2023, hầu hết gạo nhập khẩu của nước này đều đến từ Pakistan. Đối với Kenya, trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu gạo giảm xuống gần như bằng không sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu. Sénégal cũng giảm 50% nhập khẩu gạo tấm từ Ấn Độ trong khi tăng nhập khẩu từ Pakistan.

Vai trò quan trọng của Ấn Độ trong thương mại gạo ở châu Phi.

Với những diễn biến trên, câu hỏi quan trọng lúc này là các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ sẽ được duy trì trong bao lâu? Mới đây, Ấn Độ đã gia hạn mức thuế 20% đối với gạo đồ trong thời gian chưa xác định (dự kiến tới 31/3/2024) để ngăn chặn bất cứ khả năng tăng giá nào trên thị trường trong nước trước cuộc tổng tuyển cử. Như vậy, thị trường gạo sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp ít nhất là thêm một thời gian nữa.

Tham khảo: Ifpri

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Giá ca cao, cà phê cao kỷ lục chỉ là nhất thời?

Giá ca cao, cà phê cao kỷ lục chỉ là nhất thời?

Giá ca cao và cà phê toàn cầu đang tăng mạnh do thời tiết cực đoan ở các khu vực sản xuất trọng điểm, gây nguy cơ thiệt hại lâu dài đối với thị trường các hàng hóa mềm và tác động cả tới người tiêu dùng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Sẽ khan hiếm nguồn cung lương thực trên toàn cầu trong năm 2024

Sẽ khan hiếm nguồn cung lương thực trên toàn cầu trong năm 2024

Giá lương thực cao trong những năm gần đây đã thúc đẩy nông dân trên toàn thế giới trồng thêm ngũ cốc và hạt có dầu, nhưng người tiêu dùng sẽ vẫn phải đối mặt với tình trạng nguồn cung thắt chặt hơn nữa trong năm 2024, giữa bối cảnh thời tiết El Nino bất lợi cho sản xuất, làm hạn chế xuất khẩu trong khi nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng lên.

Gạo lãng phí ở châu Á thải ra hơn 600 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm

Gạo lãng phí ở châu Á thải ra hơn 600 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm

Mỗi năm thế giới lãng phí khoảng 1/3 lượng thực phẩm. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) mới được công bố, lượng thực phẩm bị lãng phí đó sẽ chuyển thành hàng tỷ tấn khí nhà kính, khi người ta tính đến năng lượng, đất đai và hóa chất được sử dụng để sản xuất và thải bỏ chúng.
Chat với BizLIVE