Giá cà phê tăng mạnh do thời tiết nắng nóng

Trong quý trước, giá cà phê thế giới tăng khoảng 20% giữa bối cảnh thời tiết nắng nóng diễn ra ở các khu vực trồng cà phê lớn ở châu Á.

Giá cà phê tăng mạnh do thời tiết nắng nóng
Hạt cà phê được phơi tại nông trại ở Miranda, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN

Vào cuối tháng Sáu, giá cà phê Robusta giao dịch kỳ hạn tại London tăng hơn 18,1% so với cuối tháng Ba và đạt mức cao kỷ lục 4.394 USD/tấn vào ngày 6/6. Giá cà phê Arabica giao dịch kỳ hạn tăng 20,6%. Đà tăng trên diễn ra ngay cả khi chỉ số FTSE/CoreCommodity CRB, một chỉ số quốc tế cho thị trường hàng hóa nói chung, vẫn dao động quanh mức 290 vào cuối tháng Sáu, gần như không thay đổi so với cuối tháng Ba.

Giá dầu thô giao dịch kỳ hạn, yếu tố then chốt đóng góp vào chỉ số trên, đã giảm khoảng 1-2% trong cùng kỳ. Nắng nóng ở Đông Nam Á là nguyên nhân chính khiến giá cà phê tăng vọt. Kể từ tháng Tư, nhiệt độ trung bình tại Thái Lan và Philippines, Việt Nam nóng hơn bình thường.

Chuyên gia Masanobu Takano, làm việc tại bộ phận cà phê và trà tại công ty giao dịch hàng hóa S. Ishimitsu & Co, có trụ sở tại Kobe (Nhật Bản) nhận định sản lượng thu hoạch cà phê Robusta năm trước đã kém nên mối lo ngại sản lượng tiếp tục giảm năm thứ hai liên tiếp đã thúc đẩy giá cà phê tăng.

Không chỉ cà phê, thời tiết nắng nóng tại Đông Nam Á cũng ảnh hưởng đến giá cao su thiên nhiên, mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan và Indonesia. Giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Osaka đã tăng lên 360,90 yen (2,23 USD)/kg vào ngày 10/6, mức cao nhất kể từ giữa tháng Ba.

Quảng cáo

Thông thường, sản xuất cao su có xu hướng chậm lại trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Năm do nguồn cung mủ cao su tự nhiên giảm. Tuy nhiên, sau đó, nguồn cung thường tăng lên, kéo giá xuống.

Chuyên gia Gu Jiong của công ty chứng khoán Yutaka Trusty Securities cho biết, trong năm nay, các đợt nắng nóng đã làm hư hại cây cao su và sự phục hồi muộn sau thời kỳ sản xuất chậm lại đã góp phần đẩy giá lên cao trong tháng Sáu.

Thời tiết nắng nóng không chỉ ảnh hưởng đến châu Á. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, tháng Năm vừa qua là tháng nóng kỷ lục trên toàn cầu. Nhiệt độ trung bình đã vượt qua mức cao kỷ lục trong tháng được thiết lập vào năm 2020.

Nhu cầu sử dụng điện để chạy máy điều hòa không khí đã đẩy giá khí đốt tự nhiên tăng cao. Giá khí đốt kỳ hạn tại Henry Hub (Bắc Mỹ) đã tăng 48% kể từ cuối tháng Ba. Giá khí đốt tự nhiên TTF của Hà Lan tăng 25% và giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại châu Á tăng 33%.

 

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?