2 ông trùm nông sản của thế giới đua nhau mang “báu vật” giá cực rẻ đến Việt Nam: Chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu, nước ta là ‘cá mập’ tiêu thụ top đầu

Loại “vàng trên cây” đang đổ bộ Việt Nam với giá hấp dẫn hơn bao giờ hết.

2 ông trùm nông sản của thế giới đua nhau mang “báu vật” giá cực rẻ đến Việt Nam: Chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu, nước ta là ‘cá mập’ tiêu thụ top đầu
Ảnh minh hoạ

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô về Việt Nam trong tháng 5/2024 đạt 754.635 tấn, tương đương 186,15 triệu USD, tăng 14% về lượng và tăng 10,9% kim ngạch so với tháng 4/2024. Giá bình quân trong tháng 5 đạt 246 USD/tấn, giảm 2,8% so với tháng trước.

Lũy kế trong 5 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 4,2 triệu tấn ngô, trị giá gần 1,07 tỷ USD, tăng 32,1% về lượng, nhưng giảm 1,2% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu cũng chứng kiến mức giảm 25% so với cùng kỳ, đạt 251 USD/tấn.

Xét về thị trường, Argentina đã vượt qua Brazil trở thành nhà cung cấp ngô lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với hơn 2 triệu tấn, tương đương hơn 498 triệu USD, tăng 126% về lượng và tăng 64% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý giá giảm sâu 27% so với năm trước, đạt 242 USD/tấn và chiếm 48,5% trong tổng sản lượng nhập khẩu ngô của cả nước.

screenshot-2024-07-06-125726.png

Xếp ở vị trí lớn thứ 2 là Brazil với sản lượng đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương hơn 381 triệu USD, tăng 7,8% về lượng và giảm 17% về kim ngạch. Nguyên nhân kim ngạch giảm là do giá giảm so với cùng kỳ năm trước, đạt 256 USD/tấn, tương ứng mức giảm 23%.

Quảng cáo

Láng giềng Lào là nhà cung cấp ngô lớn thứ 3 của Việt Nam với 75.089 tấn, tương đương 18,79 triệu USD, tăng 24,3% về lượng, nhưng giảm 11% về kim ngạch so với năm trước. Giá nhập khẩu trung bình đạt 250, USD/tấn, giảm 28,4% so với 5T/2023.

Ngô và đậu tương là 2 loại nông sản Việt Nam tăng cường nhập khẩu để phục vụ ngành chăn nuôi trong nước. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20-22 triệu tấn nguyên liệu, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan. Trong đó, ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10% khối lượng các lô hàng trên.

Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Đối với nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam, đây là quốc gia xuất khẩu ngô đứng thứ 3 trên thế giới và là ‘ông trùm’ nông sản ở nhiều mặt hàng khác như bông, đậu tương, lúa mì,...Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ chi nhánh tại Buenos Aires đã hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Argentina xuống chỉ còn 51 triệu tấn, thấp hơn so với mức 55 triệu tấn đưa ra trong báo cáo WASDE tháng 4 do dịch bệnh ở ngô lan rộng. Trong khi đó, hai Sở Giao dịch ngũ cốc lớn nhất của Argentina là Buenos Aires (BAGE) và Rosario (BCR) cũng lần lượt hạ dự báo sản lượng xuống còn chỉ còn 49,5 triệu tấn và 50,5 triệu tấn.

Đối với Brazil, quốc gia này đã vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngô đứng đầu thế giới trong năm 2023. Quốc gia Nam Mỹ này dự kiến sẽ giữ vị trí dẫn đầu trong năm thu hoạch 2024 bắt đầu từ ngày 1/9 sau khi nắm giữ 32% tổng lượng xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2023.

Các chuyên gia đánh giá, sự sụt giảm nguồn cung tại Argentina sẽ để lại khoảng trống cho các nhà cung cấp khác như Mỹ, Brazil. Không chỉ có vậy, rủi ro địa chính trị gia tăng trên toàn cầu cùng nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia có thể thúc đẩy giá ngô tiếp tục đà tăng trong nửa cuối năm nay.

 

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được thúc đẩy sau loạt biện pháp hỗ trợ tích cực

Lượng gạo xuất khẩu tăng từ Ấn Độ sẽ giúp mở rộng nguồn cung gạo toàn cầu nói chung, đồng thời làm giảm giá quốc tế bằng cách buộc các nước xuất khẩu lớn khác phải giảm giá.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Ấn Độ hôm thứ Ba (22/10) đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ do lượng hàng tồn kho tăng vọt trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị sản xuất một vụ mùa bội thu nhờ mưa thuận gió hòa.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ gặp ách tắc Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm

Giá gạo xuất khẩu ở thị trường châu Á chạm mức thấp nhất trong hơn một năm

Gạo Ấn Độ được chào bán ở mức 490-495 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng Tám năm ngoái; giá gạo Thái Lan cũng giảm nhẹ xuống còn 510 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023.

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan đồng loạt tăng Thị trường nông sản: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu