Bulog bị cáo buộc thổi giá gạo, liên quan gì đến Tân Long Group?

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long (TLG) cho biết, trong lịch sử mở thầu gạo của Bulog và từ năm 2023 đến nay, Tân Long chỉ trúng duy nhất một lô 30.000 tấn gạo thông qua Posco (Hàn Quốc).

Các doanh nghiệp trong giới kinh doanh gạo trong nước đang xôn xao về việc tờ VOI (Indonesia) ngày 4/7 đưa tin về việc Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas) và Cơ quan Hậu cần Công cộng (Perum Bulog) đã bị cáo buộc về tội thổi phồng giá, tăng giá gạo nhập khẩu và giữ gạo tại Cảng Tanjung Priok.

Trong đó, Giám đốc Chuỗi cung ứng và Dịch vụ công Perum Bulog Mokhamad Suyamto cho biết, cáo buộc tăng giá bắt đầu xuất hiện khi một công ty Việt Nam là Tập đoàn Tân Long chào bán 100.000 tấn gạo với giá 538 USD/tấn theo phương thức FOB.

“Công ty Tân Long Việt Nam được cho là đã chào gạo nhưng thực tế chưa hề đưa ra giá chào kể từ khi mở đấu thầu năm 2024. Vì vậy, không có ràng buộc gì với các hợp đồng nhập khẩu với chúng tôi trong năm nay”, nguồn tin trích dẫn lời của ông Suyamto.

Ông Suyamto cũng cho biết, Perum Bulog hiện được Bộ Thương mại giao nhiệm vụ nhập khẩu gạo với khối lượng 3,6 triệu tấn vào năm 2024. Trong giai đoạn từ tháng 1- 5/2024, số lượng nhập khẩu đã lên tới 2,2 triệu tấn.

Liên quan tới thông tin trên, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long (TLG) cho biết: “Trong lịch sử mở thầu gạo của Bulog, và từ năm 2023 đến nay, chúng tôi chỉ trúng duy nhất một lô 30.000 tấn gạo thông qua Posco (Hàn Quốc), và không trúng trực tiếp bất cứ lô hàng nào của Bulog.

Quảng cáo

Gói thầu 30.000 tấn này TLG trúng với mức giá 620 USD/tấn. Thời điểm trúng thầu vào tầm tháng 1 (trước Tết), giao hàng từ 25/2-15/3. Nhưng thực tế qua tháng 4 mới giao hàng do phía Bulog yêu cầu rời lịch, lý do vì phía bên cảng Indonesia bị ùn tắc không dỡ hàng kịp. Sau khi giao hàng xong, tính ra lô này Tân Long có hiệu quả tốt”, ông Bá nói.

Chủ tịch HĐQT Tân Long Group thông tin thêm, trong tháng 6 này Bulog chưa mở thầu mua thêm gạo, một phần quan trọng là vì họ kỳ vọng khi vào chính vụ Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo sẽ giảm tiếp, và phần khác là do cảng của họ ùn tắc nhiều chưa dỡ kịp các lô hàng đi trong tháng 4, 5 nên phát sinh nhiều chi phí phạt tàu.

Nhắc tới gói thầu đợt 22/5 do Bulog thông báo Lộc Trời cùng công ty thành viên trúng thầu 100.000 tấn gạo, ông Bá cho biết, tại gói thầu này, Tân Long chào giá cao hơn 15 USD/tấn, nên không trúng thầu.

“Ngày 19/5, ông Andi Amran Sulaiman, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia qua thăm Việt Nam, sau đó có đến thăm nhà máy gạo của TLG ở Cần Thơ, và nhà máy gạo Hạnh Phúc ở An Giang, lúc đó chúng tôi có bàn chào bán 100 tấn gạo, giá 538 USD/tấn, giá FOB. Tuy nhiên, khi so sánh với giá của Lộc Trời họ thấy giá của TLG chào cao hơn nên chúng tôi không trúng.

Hiện nay, loại hàng đi Indonesia trên thị trường đang dao động quanh mức 525 USD/tấn, nếu đợt đó chúng tôi bán được thì bây giờ lãi 13 USD/tấn… Nhưng do Indonesia mua gạo thông qua thầu Bulog và mua giá CNF chứ không mua giá FOB, và giá CNF thì các doanh nghiệp Lộc Trời, Thuận Minh, Quang Phát trúng quanh mức 568 USD/tấn, quy giá FOB khoảng 530 USD/tấn, thấp hơn chúng tôi chào giá 538 USD/tấn, giá FOB từ 5-8 USD/tấn”, ông Bá cho biết.

Theo ông Bá, giá các doanh nghiệp trúng đợt thầu đó, đến nay họ mua xuất đi vẫn có hiệu quả. Quan trọng là nếu đợt đó Việt Nam không trúng thầu thì nay giá gạo trong nước sẽ tụt dốc không phanh, chính nhờ có các gói thầu này nên bây giờ thị trường mới có sức mua vào.

Ước tính từ đầu năm tới hết ngày 25/6/2024, Việt Nam đã thông quan 4,383 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ tăng 6,53%. Trong đó, xuất đi một số thị trường chính như: Philippines là 1,915 triệu tấn, Indonesia 698 nghìn tấn, châu Phi là 484 nghìn tấn, Malaysia 434 nghìn tấn, …

Nếu tính cả lượng thầu vừa rồi trúng (đang giao và chưa giao), tính từ đầu năm đến nay tổng khối lượng gạo Việt Nam trúng thầu Bulog vào khoảng 800 nghìn tấn.

Theo Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo toàn cầu đã chạm đáy nhưng khó hồi phục trong năm nay

Giá gạo toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và khó có thể giảm thêm nữa khi đồng tiền của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ - đang tăng giá, nhưng lượng dự trữ của Ấn Độ tăng mạnh và vụ mùa bội thu ở châu Á nói chung sẽ cản trở

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, giá gạo trung bình tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục 4.233 yen (khoảng 30 USD)/5kg, cao hơn gấp đôi so với một năm trước.

Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Gạo Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trên trường quốc tế: Khẳng định giá trị thương hiệu

Gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng cải thiện rõ rệt và thương hiệu ngày càng được chú trọng.

Giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lý do Nhật Bản bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto ngày 9/4 thông báo nước này sẽ bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp tới tháng 7/2025, thời điểm gạo vụ mới được đưa ra thị trường nhằm bình ổn giá mặt hàng này.

Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm