Sầu riêng Thái Lan cạnh tranh với sầu riêng các nước Đông Nam Á

Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác.

untitled-20240724155816.png
Sầu riêng Thái Lan bày bán tại BangKok. Ảnh: AFP/TTXVN

Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác, như Malaysia, Việt Nam và Indonesia, cũng như từ trái cây sầu riêng trồng tại Trung Quốc.

Chính phủ Indonesia dự kiến tăng xuất khẩu sầu riêng từ tỉnh Trung Sulawesi sang Trung Quốc. Đầu tuần này, Tỉnh trưởng tỉnh Trung Sulawesi, Rusdy Mastura, cho biết tỉnh này có thể dẫn đầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, với khoảng 30.000 ha đồn điền sầu riêng với hơn 3 triệu cây trên 12 huyện.

Quảng cáo

Theo dữ liệu từ Cơ quan Kiểm dịch Nông nghiệp Indonesia, xuất khẩu sầu riêng từ tỉnh Trung Sulawesi sang Trung Quốc có giá trị khoảng 600 tỷ rupiah (xấp xỉ 6,9 triệu USD).

Tỉnh trưởng Rusdy Mastura lưu ý rằng tỉnh Trung Sulawesi có đủ cơ sở cảng và trang bị tốt để xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc, với thời gian di chuyển ước tính 7-9 ngày.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, sầu riêng đang được trồng để tiêu thụ nội địa ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Giống Mon Thong có giá 80 NDT, tương đương 400 baht/kg (11 USD/kg) ở Trung Quốc, đắt gấp đôi so với ở Thái Lan.

Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Theo Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn (KRC), xuất khẩu sầu riêng tươi của Thái Lan sang Trung Quốc dự kiến đạt 4,5 tỷ USD trong năm nay.

KRC cho biết, mặc dù Thái Lan sẽ tiếp tục chiếm thị phần lớn trong thị trường xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhưng thị phần xuất khẩu sầu riêng từ các nước đối thủ dự kiến sẽ tăng. Do đó, duy trì chất lượng sầu riêng Thái Lan là chìa khóa để duy trì khả năng cạnh tranh của nước này.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá cà phê thế giới có thể vẫn biến động cho đến cuối năm

Theo các nhà phân tích và nhà giao dịch, giá cà phê thế giới có thể vẫn biến động từ nay đến cuối năm 2024, do thời tiết xấu, gián đoạn trong vận tải biển và quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn.

Ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều áp lực Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ uống theo phong cách phương Tây, lượng cà phê nhập khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng và đưa nước này trở thành một nhân tố chủ chốt trong ngành cà phê toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm Những “cơn gió ngược” cho thị trường cà phê châu Âu

Lượng gạo tồn kho của Nhật Bản thấp kỷ lục

Lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân Nhật Bản đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu so sánh vào năm 1999 và giảm khoảng 20% so với năm trước.

Việt Nam duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore Những diễn biến mới nhất trên thị trường gạo châu Á