Giá cà phê có khả năng tiếp tục nóng do các quy định mới của EU

Giá cà phê thế giới sẽ tăng do ảnh hưởng của hạn hán đến mùa thu hoạch cà phê và cuộc xung đột Biển Đỏ đang diễn ra gây ảnh hưởng đến việc giao cà phê đến châu Âu.

Giá cà phê có khả năng tiếp tục nóng do các quy định mới của EU
Cà phê chín đạt tiêu chuẩn, sau khi thu hái được phơi khô trên sân theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo chất lượng hạt cà phê tại Công ty cổ phần IASAO (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Ông Giuseppe Lavazza, Chủ tịch nhà sản xuất cà phê Italy Lavazza, mới đây đã lên tiếng cảnh báo rằng giá cà phê thế giới sẽ tăng do ảnh hưởng của hạn hán đến mùa thu hoạch cà phê và cuộc xung đột Biển Đỏ đang diễn ra gây ảnh hưởng đến việc giao cà phê đến châu Âu. Ngoài ra, theo ông Giuseppe Lavazza, một tách cà phê có thể sớm trở nên đắt hơn nhiều do các quy định mới về sản xuất cà phê và phá rừng.

Các quy định về phá rừng mới được EU áp dụng gần đây có thể khiến hàng nghìn tấn cà phê xuất khẩu sang EU có thể sớm bị từ chối, do chúng được sản xuất trên đất rừng mới bị chặt phá gần đây.

Mặc dù các quy định về phá rừng của EU được cho là có mục đích tốt, nhằm bảo vệ chất lượng rừng và giảm thiểu tác động của việc phá rừng lên các cộng đồng địa phương, nhưng một số lãnh đạo ngành lo ngại rằng các quy định này có thể chưa hoàn thiện và gần như không thể thực hiện được trong một số trường hợp.

Theo các quy định mới, các nhà sản xuất cà phê trên toàn thế giới sẽ phải sử dụng tọa độ vệ tinh để lập bản đồ kỹ thuật số về quy mô trang trại của họ và đánh dấu rõ ràng ranh giới trồng cà phê để kiểm tra xem khu đất nào gần đây có bị chặt phá rừng hay không.

Tuy nhiên, đối với người nông dân ở các quốc gia sản xuất cà phê trọng điểm và đang phát triển, chẳng hạn như Brazil, Indonesia và Colombia, điều này gần như là không thể thực hiện được do thiếu kinh phí và chuyên môn kỹ thuật cần thiết để lập bản đồ vệ tinh.

Trong cuộc trao đổi với giới truyền thông, ông Lavazza cho biết, kết quả đối với doanh nghiệp sẽ là "tồi tệ". Ông chủ của Lavazza: "Điều này đang tạo ra một hạn chế lớn, bóp méo thị trường và gây thách thức lớn cho tất cả các nhà rang xay cà phê châu Âu".

Quảng cáo

Các quy định mới của EU cũng có thể tạo ra thêm gánh nặng quản lý cho các nhà nhập khẩu cà phê trong khối, những người hiện sẽ phải tiến hành các biện pháp kiểm tra rộng rãi đối với các đối tác xuất khẩu của họ, chẳng hạn như kiểm toán độc lập và đánh giá rủi ro.

Yếu tố trên có thể làm tăng chi phí và mất thời gian, đồng nghĩa với việc nhiều nhà rang xay cà phê của EU có thể cân nhắc rời khỏi khối và đặt cơ sở ở những nơi khác, chẳng hạn như Trung Quốc hoặc Mỹ. Động thái đó càng làm hạn chế nguồn cung cà phê.

Giá cà phê gần đây cũng tăng do các yếu tố tự nhiên như hạn hán, cũng như các yếu tố địa chính trị như xung đột Biển Đỏ khiến thời gian vận chuyển và tồn đọng chuỗi cung ứng tăng đáng kể.

Sahra Nguyen, người sáng lập Nguyen Coffee Supply, một nhà rang xay và nhập khẩu cà phê Việt Nam, được báo Perfect Daily Grind dẫn lời cho biết: "Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giá cà phê Robusta, bao gồm tình trạng thiếu hụt liên quan đến hạn hán. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt cà phê Arabica do biến đổi khí hậu cũng sẽ đẩy nhu cầu đối với cà phê Robusta lên cao vì các nhà rang xay sẽ cần đa dạng hóa sản phẩm của họ".

Theo Ủy ban châu Âu (EC), ngày 29/6/2023, quy định về các sản phẩm không phá rừng có hiệu lực. Động lực chính của các biện pháp này là việc mở rộng đất nông nghiệp gắn liền với việc sản xuất các hàng hóa như gia súc, gỗ, ca cao, đậu tương, dầu cọ, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô-cô-la, lốp xe hoặc đồ nội thất.

Các quy tắc này cũng nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon của EU do hoạt động sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng này của khối gây ra.

EU khẳng định những thay đổi này sẽ không gây ra quá nhiều gánh nặng pháp lý hoặc chi phí cho nông dân.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa