Những “cơn gió ngược” cho thị trường cà phê châu Âu

Giá tương lai của cà phê Robusta đã tăng khoảng 60% trong năm nay, chạm mức cao mới là 4.667 USD/tấn vào ngày 9/7.

Những “cơn gió ngược” cho thị trường cà phê châu Âu
Hạt cà phê được phơi tại nông trại ở Miranda, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá cà phê sẽ tiếp tục tăng cho đến giữa năm 2025 do thiếu nguồn cung ở những nước trồng cà phê chủ chốt, trong khi người tiêu dùng châu Âu sẽ phải trả nhiều hơn cho những cốc cà phê của mình khi các quy định mới về phá rừng có hiệu lực.

Ông Giuseppe Lavazza, Chủ tịch công ty rang cà phê Luigi Lavazza SpA, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng khả năng thiếu hụt sản lượng tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới - đang thúc đẩy giá loại hạt được sử dụng trong cà phê pha trộn và cà phê espresso tăng vọt.

Ông cho biết thêm, sản lượng thu hoạch không cao trong năm nay đã khiến các nhà rang xay phải trả cao hơn 1.000 USD so với giá kỳ hạn để mua được hạt cà phê của Việt Nam. Theo ông, điều này chưa từng xảy ra và sẽ gây nên những tác động về lâu dài.

Quảng cáo

Giá tương lai của cà phê Robusta đã tăng khoảng 60% trong năm nay, chạm mức cao mới là 4.667 USD/tấn vào ngày 9/7.

Các khu vực trồng cà phê hàng đầu của Brazil (Bra-xin) cũng phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, đẩy giá cà phê arabica tăng cao. Cũng trong phiên 9/7, hợp đồng tương lai cho loại hạt này được giao dịch ở mức cao nhất trong hai năm. Dự báo sản lượng đã giảm do một số nông dân thu hoạch được những hạt và phê nhỏ hơn bình thường sau đợt hạn hán vào cuối năm 2023 gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Ông Lavazza cho biết rằng giá cao hơn kết hợp với chi phí vận chuyển tăng do sự gián đoạn ở kênh đào Suez và đồng USD mạnh lên đã khiến chi phí của công ty rang xay này tăng hơn 800 triệu euro (865 triệu USD) trong hai năm qua.

Ngoài ra, ông Lavazza lưu ý với việc Quy định về ngăn chặn phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực vào cuối năm nay, rất nhiều công ty đang đẩy nhanh hoạt động mua cà phê và tìm cách bỏ qua yêu cầu chứng minh chuỗi cung ứng của họ không liên quan với tình trạng phá rừng sau năm 2020.

Trong bối cảnh đó, cà phê mà các công ty rang xay cà phê châu Âu mua vào sẽ có giá cao hơn rất nhiều. Ông Lavazza nhận định các công ty trong ngành cà phê đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” rất mạnh trên thị trường.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa