Triển vọng hạ nhiệt giá gạo thế giới

Sau khi hạn chế xuất khẩu gạo kể từ năm ngoái nhằm kiểm soát giá tại thị trường trong nước, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang xem xét nới lỏng các hạn chế.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nhiều nước nhập khẩu, đặc biệt là tại châu Á, khi nhờ đó sẽ hạ nhiệt giá cả sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn 15 năm vào đầu năm.

190414-an-do-duoc-du-bao-tiep-tuc-dan-dau-thi-truong-gao-the-gioi.jpg
Gạo được bày bán tại Guwahati, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN

 

Ấn Độ xem xét nới lỏng hạn chế xuất khẩu

Nguyên nhân khiến Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu một số loại gạo do lượng gạo tồn kho trong nước tăng cao kỷ lục, trong khi vụ mùa mới bắt đầu vào tháng 10.

Theo Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ, tồn kho gạo của nước này tại các kho nhà nước đã tăng lên 48,51 triệu tấn (tính đến ngày 1/7), mức cao nhất trong tháng từ trước đến nay và tăng gần 19% so với năm ngoái. Trong khi đó, yêu cầu dự trữ bắt buộc là 13,54 triệu tấn.

Trong khi đó, nông dân Ấn Độ đang trong quá trình gieo hạt cho vụ thu hoạch tiếp theo. Việc trồng trọt sẽ bước vào giai đoạn cao điểm vào tháng 7 và vụ thu hoạch sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 9. Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, diện tích trồng trọt đạt 6 triệu ha tính đến ngày 8/7, tăng 19% so với một năm trước đó. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, nông dân Ấn Độ có thể có một vụ thu hoạch bội thu.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, B.V. Krishna Rao, cho biết với nguồn cung gạo vượt quá nhiều so với nhu cầu nội địa, việc nới lỏng hạn chế xuất khẩu sẽ giúp giảm tồn kho để tránh hư hỏng.

Theo các nguồn tin, Ấn Độ dự kiến hạ giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati xuống 800-850 USD/tấn, từ mức 950 USD/tấn, để thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra, Ấn Độ cũng dự kiến giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ và đưa ra mức thuế xuất khẩu tối thiểu.

Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu vào năm 2023 và tiếp tục áp dụng vào năm 2024 trong nỗ lực kiểm soát giá nội địa trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào các tháng 4 và tháng 5/2024.

Theo dữ liệu của chính phủ, trong tháng 4 và tháng 5/2024, tổng xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã giảm 21% so với một năm trước đó xuống còn 2,9 triệu tấn. Xuất khẩu gạo (không phải loại basmati) của Ấn Độ giảm 32% xuống 1,93 triệu tấn trong cùng kỳ.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục giảm trong tuần kết thúc ngày 21/7, trước khả năng nước này có thể nới lỏng hạn chế xuất khẩu, sau khi dự trữ tăng kỷ lục. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ở mức 537-543 USD/tấn, giảm so với mức 539-545 USD/tấn của tuần trước đó.

Quảng cáo
100847-xuat-khau-gao-thai-lan-gap-bat-loi-ve-gia.jpg
Gạo được bày bán tại một siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Giá gạo toàn cầu có khả năng hạ nhiệt

Động thái của Ấn Độ nhằm nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể giúp hạ nhiệt giá gạo châu Á, vốn đã đạt mức cao nhất trong hơn 15 năm vào tháng 1/2024 và giữ ở mức cao lịch sử kể từ đó.

Đây cũng sẽ là điều đáng mừng cho một số quốc gia ở Tây Phi và Trung Đông vốn phụ thuộc vào quốc gia Nam Á này để đáp ứng hầu hết các nhu cầu về lương thực thiết yếu.

Theo công ty dịch vụ tài chính Nomura, nếu Ấn Độ thực hiện nới lỏng hạn chế xuất khẩu, điều này sẽ hạ nhiệt giá gạo của toàn cầu, do Ấn Độ chiếm khoảng 35% xuất khẩu gạo của toàn cầu trước khi áp dụng các hạn chế. Châu Á cũng sẽ được hưởng lợi, do gạo là lương thực thiết yếu trong khu vực, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi.

Theo Nomura, giá gạo tại Philippines được cho sẽ tiếp tục giảm khi Ấn Độ có thể nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, từ đó kéo giá trên toàn cầu giảm xuống.

Nomura cho rằng Philippines sẽ là nước được lợi nhất ở châu Á, do tỷ trọng lớn của gạo trong rổ chỉ sổ giá tiêu dùng của nước này, tùy thuộc vào lượng nhập khẩu và mức giảm thuế nhập khẩu gạo gần đây.

Lạm phát giảm sẽ tiếp tục hỗ trợ quan điểm Ngân hàng trung ương Philippines bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 10/2024, dù khả năng lãi suất hạ sớm hơn vào tháng 8/2024 gia tăng.

Lạm phát giá gạo trong tháng 6/2024 tại Philippines giảm tháng thứ ba liên tiếp, xuống 22,5%, từ mức 23% trong tháng 5/2024. Gạo cũng chiếm 45,2% trong lạm phát chung, tương đương 1,7 điểm phần trăm.

Nomura cho biết, nhập khẩu đáp ứng 28% nhu cầu gạo của Philippines. Gạo đóng góp 8,9% trong rổ hàng hóa tính toán phát của nước này, tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Con số này con hơn với 4,7% của Ấn Độ, 3,4% của Indonesia và 3% của Thái Lan.

Thống kê cho thấy Ấn Độ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 5 tháng đầu năm nay với 7,2 triệu tấn, giảm 25,4%.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng, Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới. USDA dự báo Ấn Độ sẽ xuất khẩu gần 18 triệu tấn gạo trong năm 2024-2025, cao hơn khoảng hai triệu tấn so với năm trước đó.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?