Giá gạo trên thị trường châu Á tiếp tục giảm trong tuần qua

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, ở mức 537-543 USD/tấn trong tuần qua, giảm so với mức 539-545 USD/tấn của tuần trước đó.

Nông dân trồng lúa trên cánh đồng ở Nagaon, bang Assam (Ấn Độ). (Ảnh: THX/TTXVN)

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục giảm trong tuần qua, trước khả năng nước này có thể nới lỏng hạn chế xuất khẩu, sau khi dự trữ tăng kỷ lục. Trong khi đó, giá gạo của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, do nhu cầu yếu hơn và nguồn cung tăng.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, ở mức 537-543 USD/tấn trong tuần qua, giảm so với mức 539-545 USD/tấn của tuần trước đó.

Theo một nhà xuất khẩu tại bang Andhra Pradesh của Ấn Độ, các khách hàng hoãn mua do cước phí vận chuyển cao. Thị trường cũng nhận định rằng có khả năng Ấn Độ sẽ dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu gạo.

Ấn Độ có thể hạ giá sàn gạo basmati xuất khẩu và bỏ mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ, thay bằng một mức thuế cố định, khi dự trữ gạo trong nước tăng kỷ lục.

Nước này đã thực hiện các hạn chế xuất khẩu vào năm 2023 và tiếp tục trong năm 2024, nhằm kiểm soát giá trong nước trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 4-5/2024.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm đứng ở mức 570 USD/tấn vào ngày 18/7, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2023, so với mức 570-575 USD/tấn của tuần trước.

Theo một nhà giao dịch tại Bangkok, nhu cầu trong tuần qua thấp. Nguồn cung mới sẽ được bổ sung và sản lượng trong năm nay có thể cao, nhờ thời tiết thuận lợi.

Mặc dù Philippines giảm thuế nhập khẩu, không có đơn hàng lớn nào từ nước này và các khách hàng thường xuyên khác như Indonesia, khi các thị trường đang chờ nguồn cung mới trong tháng tới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565-570 USD/tấn trong ngày 18/7, không đổi so với tuần trước, khi giá ở gần mức thấp nhất trong một năm.

Giá nông sản Mỹ giảm

Quảng cáo

Giá lúa mỳ, ngô và đậu tương kỳ hạn tại Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT) giảm trong phiên 19/7, do điều kiện thời tiết thuận lợi trong vụ thu hoạch tại Mỹ, đưa đến khả năng nguồn cung dồi dào.

Giá đậu tương giảm 0,2%, xuống 10,4075 USD/bushel. Giá lúa mỳ giảm 0,3%, xuống 5,3375 USD/bushel và giảm 3% so với một tuần trước đó. Giá ngũ cốc này giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng là 5,25 USD/bushel trong phiên 16/7.

Giá ngô giảm 0,1%, xuống 4,045 USD/bushel và giảm 2,5% khi tính theo tuần. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2kg; 1 bushel ngô = 25,4kg).

Một cánh đồng lúa mỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thời tiết tại Mỹ thuận lợi, đưa đến khả năng sản lượng ngô và đậu tương đạt mức cao và vụ thu hoạch lúa mỳ tại nước này đang được đẩy nhanh, đưa thêm nguồn cung vào thị trường.

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế ngày 18/7 đã nâng dự báo sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2024/25 thêm 2 triệu tấn, lên 1,225 tỷ tấn và sản lượng lúa mỳ thêm 8 triệu tấn, lên 801 triệu tấn.

Giá càphê Robusta và Arabica đồng loạt tăng

Trên thị trường thế giới sáng 20/7 (theo giờ Việt Nam), giá càphê Robusta tại London dao động ở mức 3.915-4.536 USD/tấn. Cụ thể, giá càphê Robusta hợp đồng giao tháng 9/2024 ở mức 4.530 USD/tấn, tăng 1,14%, tương đương 51 USD/tấn.

Trong khi đó, giá càphê Arabica tại New York kỳ hạn giao tháng 9/2024 là 238,2 US xu/lb, tăng 1,12% tương đương 2,7 US xu/lb (1lb = 0,4535kg).

Về mặt kỹ thuật, thị trường New York hiện vẫn được cho là có tiềm năng tăng giá trong thời gian gần. Trong khi đó, tín hiệu của thị trường Robusta chưa được rõ ràng.

Tại thị trường trong nước, giá càphê sáng ngày 20/7 tăng 1.600 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 105.600 đồng/kg.

 

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá cà phê thế giới có thể vẫn biến động cho đến cuối năm

Theo các nhà phân tích và nhà giao dịch, giá cà phê thế giới có thể vẫn biến động từ nay đến cuối năm 2024, do thời tiết xấu, gián đoạn trong vận tải biển và quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn.

Ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều áp lực Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ uống theo phong cách phương Tây, lượng cà phê nhập khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng và đưa nước này trở thành một nhân tố chủ chốt trong ngành cà phê toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm Những “cơn gió ngược” cho thị trường cà phê châu Âu

Lượng gạo tồn kho của Nhật Bản thấp kỷ lục

Lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân Nhật Bản đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu so sánh vào năm 1999 và giảm khoảng 20% so với năm trước.

Việt Nam duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore Những diễn biến mới nhất trên thị trường gạo châu Á