ĐHĐCĐ FPT: Lợi nhuận quý I tăng gần 20%, tiếp tục chiến lược M&A

Chiều nay (10/4), Công ty Cổ phần FPT tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 18,2%

Theo báo cáo của Ban lãnh đạo, kết thúc năm 2023, Tập đoàn FPT ghi nhận doanh thu đạt 52.618 tỷ đồng; tăng 19,6% so với cùng kỳ và đạt 101% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 9.203 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ và đạt 102% kế hoạch năm; lãi sau thuế đạt 7.788 tỷ đồng.

Sang năm 2024, FPT đặt kế hoạch doanh thu tăng 17,5% lên 61.850 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 18,2% lên 10.875 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, khối Công nghệ dự kiến sẽ đem về doanh thu lớn nhất với 31.449 tỷ đồng, tăng hơn 21% và chiếm gần 51% tổng doanh thu. Hai khối viễn thông và giáo dục, đầu tư khác mục tiêu doanh thu tăng trưởng lần lượt 11% lên 17.600 tỷ đồng và tăng 14% lên 6.100 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, khối công nghệ dự kiến đóng góp 5.195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25%, khối viễn thông đem về 3.508 tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế khối giáo dục, đầu tư và khác dự kiến đạt 2.172 tỷ đồng (tăng 9%).

screen-shot-2024-04-10-at-31745-pm-8512.png

Cập nhật nhanh kết quả kinh doanh quý I/2024, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT cho biết, doanh số của doanh nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ, lợi nhuận tăng trưởng xấp xỉ 20%. Doanh số của thị trường Nhật tiếp tục dẫn đầu với mức tăng trưởng 40% trong khi tại thị trường Mỹ vẫn khá khó khăn với doanh số tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ.

Dành 6.500 tỷ đồng cho đầu tư, tiếp tục chiến lược M&A

Năm nay, FPT dự kiến sẽ dành tổng cộng 6.500 tỷ đồng cho các hạng mục đầu tư. Trong đó, 2.200 tỷ đồng dự kiến sẽ được dành để đầu tư cho khối công nghệ, bao gồm việc đầu tư các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn... cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ.

Với khối viễn thông, công ty dự kiến dành ra 2.300 tỷ đồng để đầu tư các trục cáp chính, cáp biển, nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông nội địa và hệ thống Trung tâm dữ liệu.

Với khối giáo dục, tập đoàn dự định đầu tư 2.000 tỷ đồng để mở rộng các khuôn viên Đại học tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, song song đó là mở rộng thêm các cơ sở đào tạo mới tại các tỉnh thành.

Quảng cáo

Về chiến lược phát triển trong giai đoạn 2024-2026, FPT hướng đến việc tăng tốc chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi xanh và bắt đầu chuyển đổi thông minh.

Cụ thể, khối công nghệ sẽ mở rộng nhanh chóng dịch vụ, lĩnh vực và thị trường trên quy mô toàn cầu thông qua nâng cao năng lực chuyên sâu trong lĩnh vực Automotive, mục tiêu đạt tăng trưởng 50%/năm và doanh thu 1 tỷ USD vào 2030.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư các dịch vụ AI, Cloud, Cybersecurity, mở rộng dịch vụ tích hợp hệ thống và dịch vụ quản lý hà tầng, duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trường toàn cầu. Khối viễn thông mục tiêu trở thành nhà cung cấp các dịch vụ Internet và online có trải nghiệm tốt nhất.

Song song, FPT cũng sẽ mở rộng theo chiều ngang và sâu tại khối Giáo dục thông qua đầu tư xây dựng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và phổ thông liên cấp, đồng thời tăng cường mở mới các chuyên ngành đào tạo, phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển nhân sự trong các lĩnh vực Chíp bán dẫn, Automotive, Game deisgn…

Lãnh đạo FPT cho biết, với tham vọng không chỉ mở rộng mà còn đi sâu vào các mảng, tập đoàn sẽ tiếp tục chiến lược M&A để rút ngắn thời gian. Theo đó, mục tiêu M&A là các công ty có sự chuyên sâu để giúp mang về các hợp đồng lớn. Nếu như trước đây FPT chủ yếu thực hiện M&A với các doanh nghiệp tại Mỹ thì giờ đây sẽ mở rộng sang Nhật và nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Singapore và châu Âu.

Tiếp tục duy trì chính sách cổ tức 20% bằng tiền

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, HĐQT FPT trình cổ đông thông qua phương án chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 20% (đã thực hiện tạm ứng 10% trong năm 2023, phần còn lại dự kiến chi trả trong quý II/2024 nếu được thông qua).

Bên cạnh đó, FPT dự kiến phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 20:3, tương ứng cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận về 3 cổ phiếu mới.

Theo đó, tổng số cổ phiếu dự kiến sẽ phát hành thêm hơn 190 triệu cổ phiếu mới, vốn điều lệ của công ty theo đó vượt 14.600 tỷ đồng. Thời gian thực hiện sau khi ĐHĐCĐ thông qua và không muộn hơn quý III/2024.

Với năm 2024, FPT dự kiến chia cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông, căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Trả lời câu hỏi của cổ đông liên quan đến khả năng FPT tăng tỷ lệ chia cổ tức, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT cho biết, dự kiến trong thời gian tới, FPT sẽ vẫn duy trì chính sách trả cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc FPT cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc chi trả cổ tức bằng tiền, hằng năm, FPT vẫn tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn khiến số lượng cổ phiếu lưu hành liên tục tăng thêm. Do đó, số lượng tiền chi trả sẽ chiếm tới 40-45% lợi nhuận làm ra, số lợi nhuận còn lại doanh nghiệp sẽ giữ lại để thực hiện tái đầu tư.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sun Group báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2024

Đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Sun Group đã vượt 46.000 tỷ đồng, gấp 3,48 lần vốn chủ sở hữu, trong đó, nợ trái phiếu tăng mạnh lên 3.300 tỷ đồng, từ mức 500 tỷ đồng trong năm 2023.

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Vinasun dốc cả nghìn tỷ mua 1.200 xe Hybrid, hứa ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có: Liệu có cứu được thị phần đã mất?

Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh thừa nhận Vinasun đang ở trong thế có nhiều sức ép, khi "Xanh SM 2 năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, Grab cũng đã huy động đến 12 tỷ USD… vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng".

Ông Đặng Phước Thành xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Vinasun sau 23 năm, con trai ngồi vào ghế Tổng giám đốc SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Sau 3 tháng đầu năm “vắng bóng” trên “đường đua” phát hành, sang tháng 4 và nửa đầu tháng 5 thị trường đã xuất hiện những lô trái phiếu nghìn tỷ do các doanh nghiệp bất động sản phát hành, dẫn đầu là Vingroup.

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5 Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4

VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có vốn đầu tư khoảng 1.562 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng. Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng Đề xuất "vượt quy hoạch", dự án cao tốc nghìn tỷ này sẽ "mở toang" cửa ngõ vào Hà Nội