CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu

Theo CEO Vinamilk, thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ lực của doanh nghiệp, xuất khẩu dù tăng trưởng nhanh nhưng doanh số chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng từ các biến động toàn cầu chưa đáng kể.

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Vinamilk

Chiều ngày 25/4, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.

Khó khăn là "phép thử" đối với giá trị của Vinamilk

Nhìn lại hoạt động của công ty trong năm 2024, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk nhận định năm vừa qua tiếp tục là một năm đầy biến động và không ít thử thách, sức mua trong nước sụt giảm, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Bối cảnh đó buộc Vinamilk phải quyết liệt thay đổi để thích nghi, tiên phong và xứng đáng với vai trò cờ đầu của ngành sữa Việt Nam.

“Chúng tôi không chọn cách cầm cự, chúng tôi chọn hành động”, bà Mai Kiều Liên khẳng định và cho biết trong năm qua, toàn thể hệ thống Vinamilk đã tập trung triển khai hàng loạt giải pháp trọng điểm, tái cấu trúc và tái định vị danh mục sản phẩm, ưu tiên nhóm sản phẩm cốt lõi đáp ứng thị trường với chất lượng cao nhất, áp dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2024, Vinamilk đã đổi mới 125 sản phẩm đến người tiêu dùng. Hàng trăm sản phẩm đã có bao bì mới, hàng trăm cửa hàng cũng được thiết kế và thi công theo bộ nhận diện mới.

Công ty cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng tổng thị trường xuất khẩu lên 63 quốc gia, đồng thời lập kỷ mới mới về doanh thu xuất khẩu, đạt 5.664 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Theo Tổng Giám đốc Vinamilk, kết quả tăng trưởng 2024 không đến từ 1 hay 2 quyết định đúng mà đến từ nền tảng nội tại được xây dựng suốt hàng chục năm. “Tôi luôn tin rằng khó khăn luôn là phép thử cho lòng kiên định và giá trị thật. Và Vinamilk từ trước tới nay vẫn chọn con đường cho dù nhiều thách thức nhưng bền vững, thận trọng nhưng chắc chắn, để giữ cho tổ chức đi được xa và đi được lâu. Chính sự lựa chọn đó đã giúp Vinamilk đi được đến ngày hôm nay và cũng chính sự lựa chọn đó sẽ là kim chỉ nam để công ty tiếp tục vững bước trong chặng đường sắp tới”, bà Liên nói.

Với kết quả đạt được trong năm 2024, Ban lãnh đạo Vinamilk đã trình ĐHĐCĐ kế hoạch năm 2025 với mục tiêu đạt tổng doanh thu 64.505 tỷ đồng và lãi sau thuế 9.680 tỷ đồng, tăng lần lượt 4,3% và 2,4% so với thực hiện năm 2024. Cổ tức năm 2025 tối thiểu bằng 50% kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất của năm. Kế hoạch này đã được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ thống nhất cao.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk

Dự báo về triển vọng năm 2025, bà Mai Kiều Liên cho biết, sau quá trình tái định vị thương hiệu và từ kết quả 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm 2024, có thể kỳ vọng tương lai tươi sáng cho cả năm 2025.

Theo bà Liên, trong quý I/2025 Vinamilk đã tiến hành cải tổ hệ thống phân phối, đặc biệt là phân phối truyền thống, có nghĩa là sắp xếp, đánh giá lại các nhà phân phối; đánh giá lại đội ngũ kinh doanh từ giám đốc, trưởng bán hàng vùng, giám sát và nhân viên. Ngay từ đầu tháng 4 tới nay phát triển tốt, ước tính tháng 4 năm nay tăng trưởng doanh số hai chữ số so với cùng kỳ.

Lãnh đạo Vinamink chia sẻ vấn đề của công ty mấy năm nay nằm ở đội ngũ kinh doanh nội địa, kênh truyền thống với 250.000 cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và mấy trăm nhà phân phối nhưng trước giờ Vinamilk chưa tham gia để làm mới. Do đó, từ năm 2025, Vinamilk chấp nhận cùng đội ngũ kinh doanh làm lại toàn bộ, tuyển người trẻ cho lực lượng kinh doanh truyền thống.

“Tôi nghĩ Vinamilk đã đi đúng hướng. Cải tổ đội ngũ kinh doanh nội địa là cải tổ quan trọng nhất của Vinamilk”, bà Liên nhấn mạnh.

Quảng cáo

Cập nhật thêm về kết quả tái định vị thương hiệu, bà Liên cho hay, ngoài sữa hạt, sữa chua uống men sống và sữa chua Green Farm có mức tăng trưởng tốt trong 2024, sản phẩm sữa đặc cũng tăng trưởng hai chữ số dù không thuộc danh mục tái định vị nhờ cải tiến về dung tích và quy cách bao bì tiện lợi. Duy chỉ còn sản phẩm sữa bột trẻ em chưa tăng trưởng như các ngành hàng khác vì Vinamilk mới tiến hành tái định vị thương hiệu vào cuối 2024 và đầu 2025. Trong khi đó, với các sản phẩm sữa bột cho trẻ em, công ty nhận thấy sau tái định vị có nhiều tín hiệu khả quan, có tăng trưởng tích cực.

Ngoài ra, theo Tổng Giám đốc Vinamilk, tái cấu trúc danh mục sản phẩm sữa cho người lớn sẽ là phần cuối cùng trong quá trình tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp.

“Chúng tôi sẽ khai thác phân khúc nhu cầu mới của nhóm người cao tuổi, phát triển các sản phẩm mới tương ứng, có thể giới thiệu ra thị trường thời gian tới. Kết hợp với các cơ quan y tế và các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu phát triển giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh, người cao tuổi. Mỗi lần đưa sản phẩm mới phải thông qua Viện dinh dưỡng để thực hiện lâm sàng”, Tổng Giám đốc Vinamilk khẳng định.

Tác động từ chính sách thuế quan không đáng kể

Cũng tại đại hội, một trong những nội dung được cổ đông Vinamilk quan tâm đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo là khả năng tác động của căng thẳng thương mại đến chiến lược kinh doanh của công ty.

Trả lời cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết, với Vinamilk thị trường nội địa là chủ lực, xuất khẩu dù tăng trưởng nhanh nhưng doanh số chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng từ các biến động toàn cầu chưa đáng kể.

Theo bà Liên, những bất ổn hiện tại có thể chỉ là tạm thời bởi hầu hết các nước đều muốn ổn định, phát triển nên sẽ sớm đạt được các thoả thuận hợp tác. Thay vì thực hiện ngay thì việc áp thuế đối ứng cũng được hoãn lại trong 90 ngày. Cho nên các biến động hiện nay khả năng sẽ sớm chấm dứt, tương lai sẽ rất tươi sáng.

Còn về nhà máy của Vinamilk tại Mỹ, hiện có doanh thu 120 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng doanh thu khoảng 2,5 - 2,6 tỷ USD của Vinamilk nên tác động không quá lớn.

Có chăng, tình hình thuế quan nếu có ảnh hưởng thì sẽ là ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Người mua có thể lo ngại là vì nếu thực sự thuế quan áp dụng thì hàng loạt vấn đề về công ăn việc làm, xuất khẩu ở Việt Nam ở một số ngành như nội thất, gỗ, may mặc… sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến xu hướng chi tiêu tiết kiệm lại, chọn lọc những sản phẩm thật sự cần thiết với tiêu dùng. Điều này cũng ảnh hưởng tới cái hành vi tiêu dùng của người Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm Vinamilk có nhiều phân khúc từ rẻ, trung bình, cao cấp, siêu cao cấp nên đối với lĩnh vực nào công ty cũng đáp ứng được.

Về nguyên vật liệu nhập khẩu như vitamin, khoáng chất… từ châu Âu, Mỹ, bà Liên thông tin chi phí nguyên liệu năm nay dự kiến tăng khoảng 4,2%. Trong quý I, mức tăng giá nguyên liệu khoảng 4,5%, trong khi Vinamilk mới điều chỉnh giá bán lên khoảng 2,6%. Dự kiến cả năm 2025, mức tăng giá bán sẽ chỉ ở mức 3,4%, nhằm chia sẻ phần nào áp lực chi phí mà không gây tác động lớn đến người tiêu dùng.

Trước băn khoăn của cổ đông về tình hình cạnh tranh ngành sữa nói chung và ngành sữa bột nói riêng trong trường hợp Việt Nam đưa thuế nhập nhẩu các sản phẩm từ Mỹ về 0%, Tổng Giám đốc Vinamilk chia sẻ quan điểm của công ty là sẽ ảnh hưởng không đáng kể. Bởi với mặt hàng sữa nước hiện nay chịu thuế 2-15%, nếu giảm thuế về 0%, tuy có thay đổi nhưng sữa nước nhập khẩu rất khó cạnh tranh với các sản phẩm nội địa vốn tươi hơn, logistics thuận lợi hơn.

Về sữa bột, hiện thuế nhập khẩu là 10%, nếu về 0% dù có thay đổi tương đối thì hiện nay giá bán chênh lệch giữa các phân khúc khác nhau là rất lớn. Nếu sữa Mỹ nhập khẩu thuộc phân khúc cao cấp thì sẽ đắt hơn so với các sản phẩm thuộc phân khúc khác rẻ hơn.

“Cạnh tranh sữa bột trên thị trường đã định hình từ lâu với sự thay đổi thuế nhập khẩu. Vì vậy sẽ không ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, tình hình sức mua cũng chưa cải thiện đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay nên các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ từ cao cấp tới siêu cao cấp khó thay đổi cục diện chung của thị trường”, bà Liên nhận định.

Trong khuôn khổ đại hội, cổ đông Vinamilk đã biểu quyết thông qua miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT với ông Lee Meng Tat và ông Hoàng Ngọc Thạch. Đồng thời, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT là ông Vũ Trí Thức và bà Tongjai Thanachanan vào HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Đại hội cũng phê duyệt mức chi cổ tức bằng tiền năm 2024 là 43,5% mệnh giá, tương đương 4.350 đồng/cổ phiếu, tăng 5% so với mức phê duyệt tại ĐHĐCĐ năm 2024.

Ngoài ra, đại hội đã thông qua tờ trình về việc hoàn nhập số dư của quỹ đầu tư phát triển trên báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán tại ngày 31/12/2024 về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty. Theo đó, kể từ năm 2025, Vinamilk sẽ ngừng trích lập quỹ đầu tư phát triển.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm

Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết sẽ có lộ trình chuyển giao bài bản để những lãnh đạo hiện tại có thể dẫn dắt MWG tiến về tương lai khi ông rút lui khỏi hội đồng quản trị.

Thế Giới Di Động bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Thế Giới Di Động báo lãi quý I hơn 1.500 tỷ đồng, chuỗi EraBlue "mang tiền tỷ về cho mẹ"

Đối mặt "cơn bão kép" lãnh đạo PNJ nói không tập trung lợi nhuận trước mắt, dành nguồn đầu tư dài hạn

Sự khan hiếm nguồn cung vàng nguyên liệu đầu vào và sự sụt giảm về sức mua của người tiêu dùng ở đầu ra được lãnh đạo PNJ nhận định sẽ tiếp tục là thách thức kép cho hoạt động kinh doanh của công ty trong năm nay.

Cổ phiếu PNJ xuống “đáy” hơn 1 năm bất chấp giá vàng lập đỉnh mọi thời đại, điều gì đang diễn ra? PNJ đặt kế hoạch lợi nhuận “đi lùi”