Đề xuất nhiều cơ chế huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị

Bộ Xây dựng xin ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt.

screenshot-2025-05-06-at-20.31.09.png
(Ảnh minh hoạ)

Quốc hội đã ban hành 2 nghị quyết liên quan đến chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cùng với nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, các tuyến đường sắt khác trong quy hoạch như: Hà Nội - Đồng Đăng, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành, Suối Tiên - Thủ Dầu Một... cũng cần có cơ chế, chính sách tương tự, mang tính đặc thù và vượt trội như các nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ và hiệu quả đầu tư.

Mới đây, Bộ Xây dựng xin ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt.

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đang được xây dựng nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai các dự án, tạo thuận lợi trong huy động nguồn lực, đầu tư các dự án mới.

Theo Bộ Xây dựng, tổng kinh phí đầu tư các dự án đường sắt quốc gia ước tính khoảng hơn 2,2 triệu tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đối với hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu vốn khoảng gần 3,3 triệu tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu gần 510 tỷ đồng. TP. Hà Nội dự kiến bố trí hơn 1,17 triệu tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh khoảng hơn 1,5 triệu tỷ đồng.

Quảng cáo

Theo đó, dự thảo đề xuất nhiều cơ chế về huy động, bố trí vốn cho các dự án đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị; điều chỉnh quy hoạch; chia nhỏ dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án; rút gọn trình tự, thủ tục đầu tư; áp dụng mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông (TOD); khai thác hiệu quả quỹ đất và giá trị gia tăng từ đất khu vực lân cận nhà ga.

Dự thảo cũng quy định các nội dung liên quan đến phát triển đô thị theo mô hình TOD; tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc; triển khai các hoạt động trước khi có quyết định đầu tư; thực hiện đồng thời nhiều công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; thực hiện hợp đồng; lập thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED); tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng và dự toán gói thầu.

Ngoài ra, dự thảo đề cập công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy hoạch khu bãi đổ thải, vật liệu xây dựng; phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, công nghiệp phụ trợ và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, bảo đảm các biện pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Để huy động đa dạng nguồn lực, dự thảo giao Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng các nguồn vốn như phát hành Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn tăng thu tiết kiệm chi... cho các dự án đường sắt.

Dự thảo quy định khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất khu vực quanh nhà ga, phát triển đô thị theo mô hình TOD nhằm tạo nguồn vốn đầu tư quay trở lại cho hệ thống đường sắt.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất đơn giản hóa thủ tục sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài, thủ tục điều chỉnh quy hoạch với các khu đô thị TOD. UBND cấp tỉnh được quyền quyết định chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất trong các khu vực phát triển TOD để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự thảo nêu rõ trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc di dời các công trình điện từ 110kV trở lên. UBND cấp tỉnh được thực hiện trước công tác tái định cư, áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, xây lắp trong quá trình này.

Đối với các dự án đường sắt đô thị, đặc biệt là các dự án TOD, UBND cấp tỉnh có thể tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập, không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc