Đầu tư cho cao tốc Bắc - Nam tăng vọt trong năm 2021, 2022

Ngân sách Nhà nước bố trí tổng cộng hơn 47.800 tỷ đồng vốn cho cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 trong 5 năm qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cập nhật tình hình bố trí vốn ngân sách nhà nước cho dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1).

Cụ thể từ năm 2018-2022, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được bố trí hơn 47.831 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước để triển khai thi công. Trong đó, năm 2018 cao tốc Bắc - Nam được rót hơn 142 tỷ đồng, năm 2019 là hơn 7.679 tỷ đồng, năm 2020 là hơn 9.980 tỷ đồng. Sang năm 2021, Ngân sách Nhà nước bố trí cho dự án quốc gia này tăng mạnh lên hơn 14.545 tỷ đồng và kế hoạch năm 2022 lên tới hơn 15.484 tỷ đồng.

Theo số liệu đến giữa tháng 9, lũy kế giải ngân tại dự án gần 40.365 tỷ đồng, đạt khoảng 84,4% kế hoạch giao. Trong đó, năm 2022 giải ngân được hơn 8.554 tỷ đồng, đạt hơn 55% kế hoạch được giao.

cao tốc
Ngân sách Nhà nước đầu tư mạnh cho cao tốc Bắc - Nam năm 2021, 2022

Phấn đấu đạt kế hoạch giải ngân năm 2022

Bộ GTVT vừa báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Để hoàn thành kế hoạch giải ngân cho dự án này, Bộ cho biết tập trung đốc thúc 3 dự án thành phần đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2022 (Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) vẫn có khối lượng thi công chậm so với kế hoạch yêu cầu.

Dự án thành phần Mai Sơn - QL45 hiện có sản lượng đạt 69,5% giá trị các hợp đồng, chậm 1,5% so với kế hoạch. Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết chỉ đạt 50,65% giá trị các hợp đồng thi công, chậm hơn 2% so với kế hoạch. Tuyến Phan Thiết - Dầu Giây chậm 0,69% so với kế hoạch với sản lượng đạt 56,32% giá trị các hợp đồng.

Theo Bộ GTVT, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ thành lập Tổ công tác đặc biệt với các dự án nhằm đôn đốc, kiểm tra, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn, xử lý nghiêm các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn và giải ngân vốn.

Tại dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn, Bộ GTVT chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh căn cứ vào hợp đồng ký kết, ban hành văn bản khiển trách 7 nhà thầu, yêu cầu 1 nhà thầu thay thế chỉ huy trưởng công trường, điều chuyển khối lượng với 1 nhà thầu.

Tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Bộ GTVT chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 thực hiện cắt chuyển khối lượng tổng cộng 16,5 km của 3 nhà thầu và 7 tổ, đội thi công yếu kém.

Tháng 9, Bộ GTVT phát động phong trào thi đua 120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án thành phần Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây vào cuối năm 2022. Bộ chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, nhà thầu ký cam kết thực hiện nhiều giải pháp vượt khó, đạt được tiến độ yêu cầu và tăng khối lượng giải ngân chung của toàn dự án.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km.

Tính đến nay, 1 dự án thành phần (Cao Bồ - Mai Sơn) được hoàn thành, đưa vào khai thác từ tháng 2/2022. 4 dự án thành phần cơ bản hoàn thành trong năm 2022, gồm Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

4 dự án thành phần dự kiến hoàn thành trong năm 2023, gồm Cầu Mỹ Thuận 2, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu và Nha Trang - Cam Lâm.

2 dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2024, gồm Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Những nút thắt gây chậm tiến độ

Theo Bộ GTVT, các nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, sự bất thường của thời tiết, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, vướng mắc trong giải quyết thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu, biến động lớn về giá vật tư - vật liệu xây dựng.

Về thách thức trong công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, một số công trình hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa được hoàn thành di dời. 2 vị trí đường điện cao thế (tỉnh Bình Thuận) nằm trong mặt bằng công trình làm ảnh hưởng đến việc triển khai thi công và tiến độ dự án đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Ngoài ra, nhiều đoạn mặt bằng bàn giao không liên tục, ảnh hưởng tới kế hoạch thi công. Riêng tại dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn, nhiều địa điểm vướng mắc về giải phóng mặt bằng trùng với vị trí phải xử lý nền đất yếu khiến thời gian thi công kéo dài.

cao tốc
Nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tiến độ cao tốc Bắc - Nam

Về sự bất thường của thời tiết, Bộ GTVT dẫn chứng tại các dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, trong năm 2021 có 130 ngày mưa. Từ đầu năm 2022 đến nay có khoảng 80 ngày mưa.

Tại dự án thành phần Mai Sơn - QL45, trong năm 2021 mưa kéo dài từ tháng 7-10. Sang năm 2022, từ tháng 5-8, công trình thi công có 52 ngày mưa. Tại dự án Cam Lộ - La Sơn (địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) trong năm 2021 có khoảng 140 ngày mưa. Từ đầu năm 2022 đến nay có khoảng 100 ngày mưa.

Về nguồn vật liệu thi công, thủ tục cấp giấy phép khai thác vật liệu xây dựng theo quy định gồm nhiều bước với thời gian thực hiện kéo dài từ 9-15 tháng nên giai đoạn đầu triển khai thi công, nguồn vật liệu đất đắp cung cấp cho các dự án không đáp ứng được tiến độ thi công.

Về giá vật liệu xây dựng, trong giai đoạn từ quý 4/2020 đến quý 1/2022, giá nhiên liệu, một số loại vật liệu xây dựng biến động tăng lớn như xi măng, đá các loại, nhựa đường có mức tăng giá trên 20%, một số loại vật liệu như thép, nhiên liệu tăng đến 80-90%.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận nội dung phiên họp - Ảnh: Media Quốc hội

Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung tại kỳ họp thứ 7

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Chat với BizLIVE