Trong 15 dự án đã được Bộ Công Thương duyệt giá tạm, có 3 dự án điện mặt trời và 7 nhà máy điện gió trên đất liền cùng 5 nhà máy điện gió trên biển.
Ngoài ra, hiện có 4 dự án đã được EVN và các chủ đầu tư thống nhất giá tạm thời đang được Bộ Công Thương xem xét phê duyệt.
Theo Công ty Mua bán điện, hiện công ty đã nhận được hồ sơ của 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Công ty đã tổ chức làm việc với 24 chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ sơ. Đối với 9 chủ đầu tư hồ sơ chưa đầy đủ và cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến pháp lý của dự án, Công ty Mua bán điện đã đề nghị chủ đầu tư bổ sung các tài liệu còn thiếu và làm rõ các vấn đề liên quan. Ngoài ra, công ty đang rà soát hồ sơ của 4 dự án.
Tuy nhiên, trong số 20 dự án mà Công ty Mua bán điện và các chủ đầu tư đã thống nhất được mức giá tạm, mới có 16 dự án được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Theo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, cấp giấy phép điện lực là điều kiện tiên quyết được quy định trong Luật Điện lực để các dự án điện nói chung, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp nói riêng được huy động phát điện lên lưới.
Do đó, các chủ đầu tư cần gửi đầy đủ hồ sơ để chứng minh dự án đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, để sớm được cấp giấy phép hoạt động điện lực, nhằm đưa các dự án này vào vận hành.
15 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm gồm: VPL Bến Tre, Nam Bình 1, Yang Trung, Chơ Long, Hưng Hải Gia Lai, Hanbaram, Lạc Hòa 2, Hòa Đông 2, Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3, Viên An, Trung Nam Thuận Nam 450MW, Hướng Hiệp 1, Tân Phú Đông, Hiệp Thạnh.