CPI tháng 5/2023 tăng nhẹ 0,01%

So với cùng kỳ năm trước, CPI 5 tháng đầu năm có xu hướng giảm đều, trong đó, CPI tháng 1/2023 tăng cao nhất với 4,89% và tháng 5 tăng thấp nhất, còn 2,43%. Tính chung bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước, trong đó, khu vực thành thị tăng 0,02%; khu vực nông thôn không biến động.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm hàng giảm giá.

Trong 8 nhóm hàng hóa tăng giá, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với mức tăng 1,01% so với tháng trước, chủ yếu do giá điện sinh hoạt tháng 5 tăng 2,62% so với tháng trước, giá nước sinh hoạt tăng 2,19% do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, giá gas trong tháng 5 cũng tăng 0,31% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5/2023 tăng 0,24% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,29%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; nhóm thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%, tác động tăng 0,02 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 5/2023 tăng 0,13% so với tháng trước do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng.

Nhu cầu tăng cao với các hàng hóa mùa hè cũng là nguyên nhân khiến chỉ giá may mặc, mũ nón, giày dép cùng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình trong tháng 5 tăng lần lượt 0,1% và 0,16% so với tháng trước.

Tương tự, chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 5 cũng tăng 0,24% so với tháng trước, trong khi nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%.

Nguồn: GSO

Nguồn: GSO

Trong 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá trong tháng 5, nhóm giao thông giảm mạnh nhất với mức giảm 2,98% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,29 điểm phần trăm.

Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng trong nước giảm 7,83% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm do ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh giá trong nước.

Giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0,07%, trong đó giá xe ô tô mới giảm 0,07%; xe máy giảm 0,02%; xe ô tô đã qua sử dụng giảm 0,48%, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm trong khi nguồn xe tồn kho lớn khiến các doanh nghiệp phải giảm giá bán để kích thích tiêu dùng.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 5/2023 cũng giảm 0,1% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm. Và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 5/2023 tăng 2,43%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

Còn so với tháng 12/2022, CPI tháng 5/2023 tăng 0,4%, trong đó có 8 nhóm hàng tăng giá và 3 nhóm giảm giá.

Đáng chú ý, CPI các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35%, tháng 4 tăng 2,81% và đến tháng 5 mức tăng còn 2,43%.

Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 8,94% trong tháng 5/2023.

Nguồn: GSO
Nguồn: GSO

Tính chung bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 5/2023 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,55%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,51% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các chuyên gia kiến nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với cá nhân, hộ kinh doanh để "khoan sức dân". Ảnh minh họa.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi Bộ Tài chính bảo lưu ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT của cá nhân, hộ kinh doanh ở mức 150 triệu thì nhiều ý kiến chuyên gia, Hiệp hội chuyên ngành cho rằng ngưỡng thu thuế này cần được nâng lên để “khoan sức dân”.

Chat với BizLIVE