Chính phủ giao Bộ Giao thông tiếp tục chuẩn bị đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải được yêu cầu tiếp tục chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 396/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại kế hoạch trên, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn tuyến, ga đường sắt trên các tuyến đường sắt hiện có đã được xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Các tuyến đường sắt có tiến trình đầu tư trước năm 2030, chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, giao Bộ Giao thông Vận tải lập danh mục để kêu gọi đầu tư.

Các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030 hoặc giai đoạn sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kế hoạch đầu tư sớm hơn.

Đáng chú ý, đối với đường sắt mới, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Ngoài ra, tiếp tục chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ; các tuyến đường sắt kết nối với đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kết nối cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải; tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối sân bay quốc tế Long Thành; tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng kết nối với cảng biển quốc tế Lạch Huyện). Xây dựng mới đoạn tuyến đường sắt nối ray ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc và một số nước; chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.

Các tuyến đường sắt có tiến trình đầu tư trước năm 2030, chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, giao Bộ Giao thông Vận tải lập danh mục để kêu gọi đầu tư. Với đường sắt trong khu đầu mối TP.Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải bàn giao hồ sơ dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi cho UBND TP.Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đầu tư.

Liên quan đến việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra 4 kịch bản để nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ đang tập trung đánh giá để lựa chọn một trong hai kịch bản.

Quảng cáo

Kịch bản 1: Xây dựng đường sắt Bắc - Nam với đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác 320 km/h, chỉ chạy tàu khách, kết hợp cải tạo đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phương án này khoảng 58,71 tỷ USD.

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, với phương án trên, tuyến đường sắt trong tương lai sẽ đáp ứng tốt nhu cầu vận tải trên trục Bắc - Nam với năng lực lớn, tách vận tải khách và hàng hoá, rút ngắn thời gian đi lại của người dân, chi phí đầu tư và vận hành khai thác bảo dưỡng thấp.

Tuy nhiên, phương án đầu tư như trên, vận tải hàng hoá trên đường hiện hữu vẫn sử dụng khổ ray 1.000 mm, trong khi các tuyến đường sắt đầu tư sau sẽ làm khổ ray 1.435 mm. Điều này dẫn tới phải tổ chức đấu nối, trung chuyển, không thuận lợi cho kết nối lưu thông hàng hoá xuyên suốt trên toàn mạng đường sắt.

Kịch bản 2: Xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới, đường đôi, khổ ray 1.435 mm, kết hợp khai thác cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tổng mức đầu tư dự án theo phương án này khoảng 64,9 tỷ USD.

Ưu điểm của phương án 2 là thuận lợi cho khai thác hàng hoá trên trục Bắc - Nam, kết nối thuận lợi việc chạy tàu trên toàn mạng đường sắt và liên vận quốc tế với ray 1.435 mm.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án đầu tư đường sắt khai thác kết hợp cả tàu khách và hàng là tính hấp dẫn với hành khách không quá lớn do tốc độ khai thác tàu khách giảm, thời gian đi lại lâu hơn phương án 1. Cùng đó, theo phương án này chi phí đầu tư và khai thác lớn, do phải đảm bảo khai thác tàu hàng.

Bộ Bộ Giao thông Vận tải cũng nhận định, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô và kinh phí đầu tư lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước nên cần nghiên cứu, thẩm định, thẩm tra kỹ lưỡng, bảo đảm sự thành công, hiệu quả đầu tư.

Theo phê duyệt, tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đến năm 2050 dự kiến là 25.836 ha, trong đó giai đoạn 2021 - 2030 là 16.377 ha quỹ đất tăng thêm so với hiện nay là 5.644 ha.

Nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia nhằm đảm bảo vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư các dự án trong danh mục kế hoạch đầu tư. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí 15.924 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công cho lĩnh vực đường sắt để thực hiện các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong kỳ trung hạn, khởi công mới một số dự án và chuẩn bị đầu tư các dự án của kỳ trung hạn tiếp theo.

Giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến nhu cầu khoảng 224.076 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn đầu tư công (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) và vốn hợp pháp khác để đầu tư theo danh mục kế hoạch chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư của kỳ kế hoạch 2021 - 2030.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia