Cẩn trọng với sốt đất “sóng” sáp nhập tỉnh, thành

Thông tin về việc đề xuất sáp nhập tỉnh, thành đang gây ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản. Thị trường chứng kiến nhiều nhóm nhà đầu tư vào cuộc “săn đất”, nhất là tại các tỉnh, thành dự kiến là trung tâm sáp nhập, với kỳ vọng hưởng lợ

Cẩn trọng với sốt đất “sóng” sáp nhập tỉnh, thành
Các nhà đầu tư nườm nượp đi xem đất. (Ảnh minh hoạ: Int)

Theo thông tin cập nhật được từ các thành viên Tổ Công tác nghiên cứu thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tại các địa phương trên cả nước, chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh, thành, giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20%.

Tuy nhiên, thực tế ghi nhận, lượng giao dịch chỉ tăng trưởng tại các tỉnh, thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản (BĐS) chưa quá cao.

Diễn biến này không “mới” với thị trường BĐS Việt Nam. Lịch sử thị trường cho thấy, mỗi khi xuất hiện thông tin về quy hoạch mới, giá đất ở khu vực liên quan thường tăng mạnh trong ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý FOMO (sợ bỏ lại phía sau) của nhà đầu tư. Trước các thông tin này, họ tỏ ra khẩn trương và vội vàng hơn trong các quyết định “xuống tiền”. Với niềm tin mạnh mẽ rằng, sự thay đổi chắc chắn sẽ kéo theo việc phát triển kinh tế, xã hội, cùng với đó là giá của BĐS cũng tăng theo.

Ở thời điểm hiện tại, quyết định này còn được thúc đẩy và cộng hưởng bởi dự đoán việc điều chỉnh bảng giá đất trong thời gian tới ở các địa phương sẽ gián tiếp đẩy giá đất tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn các đợt tăng giá này đều mang tính chất đầu cơ. Bởi lẽ, kể cả khi có sự thay đổi về mặt hành chính liên quan đến quyết định sáp nhập, thì cũng chưa chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển vượt trội tại các khu vực, ít nhất là trong ngắn hạn, đặc biệt là trong bối cảnh giá BĐS đang bị đẩy lên cao so với thu nhập của phần đông người dân trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy các quyết định vội vàng khi chưa nghiên cứu, đánh giá kỹ thông tin sẽ khiến nhà đầu tư phải đối diện với nhiều rủi ro. Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, không đủ lực “trụ” đến khi giá BĐS thật sự tăng.

Quảng cáo

Đơn cử như khi thông tin về việc lên quận của một số huyện ngoại thành tại Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh được đưa ra, giá đất lập tức tăng phi mã. Tuy nhiên, nhiều khu vực không có sự đầu tư về hạ tầng đã nhanh chóng rơi vào tình trạng "bong bóng xì hơi", giá quay đầu giảm sau khi cơn sốt qua đi.

VARS cho rằng, việc sáp nhập các tỉnh, thành sẽ có tác động tích cực tới thị trường BĐS. Theo đó, việc sáp nhập có thể sẽ hỗ trợ giảm bớt một số thủ tục pháp lý thực hiện dự án, giúp thị trường có thêm nguồn cung, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn mua nhà với mức giá hợp lý hơn.

Tuy nhiên, giá trị BĐS muốn tăng lên một cách bền vững, cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội, ví dụ như việc mở thêm các tuyến đường lớn, metro, trường học hay có khả năng tạo ra dòng tiền từ việc khai thác cho thuê. Những đợt sốt đất chỉ dựa trên “tin tức” mà không đi kèm với các kế hoạch đầu tư phát triển thường có chu kỳ ngắn, tăng nhanh nhưng khó có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài.

Do đó, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước cơn sốt ảo. Bởi những cơn sốt đất theo tin thường chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nhà đầu cơ, trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân và người mua ở thực có nguy cơ mắc kẹt nếu mua với mức giá “kỳ vọng”, đã bị đẩy lên quá cao. Thực tế, sau mỗi đợt sốt đất, rất nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá đã phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ với thanh khoản kém. Thậm chí, nhiều nhóm nhà đầu tư tự tin có kinh nghiệm “lướt sóng” cũng không ít lần thất bại khi không kịp thời thoát hàng.

Để tránh rơi vào những cơn sốt “ảo”, đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng, nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá đất khu vực dự kiến đầu tư và nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để đánh giá rủi ro và khả năng tăng trưởng. Việc mua vào khi giá đã tăng mạnh thường đi kèm với rủi ro lớn hơn nhiều so với lợi nhuận kỳ vọng. Những nơi có quy hoạch cụ thể và đang trong giai đoạn triển khai hạ tầng hay các dự án được đầu tư đồng bộ, hiện đại, với nhiều chính sách “thu hút” người dân về ở sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với các khu vực chỉ được đẩy giá theo tin đồn.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

BIM Group muốn xây tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú gần 3.000 tỷ đồng tại Hạ Long

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 13.467 m2, quy mô đầu tư gồm 3 tòa nhà chiều cao 40 tầng nổi, 2 tầng hầm, cung cấp 1.980 căn hộ lưu trú và 53 căn shophouse.

ADB tài trợ BIM Group 107 triệu USD phát triển năng lượng gió tại Ninh Thuận Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group Đoàn Quốc Việt qua đời

Hà Nội phê duyệt tuyến đường rộng 25m từ Chiến Thắng đến Nguyễn Xiển

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 13/5/2025 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển - Xa La, tỷ lệ 1/500 tại các xã Thanh Liệt, Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Chính thức ra mắt Boutique Gate - “Cửa ngõ vàng” đón sóng cầu Tứ Liên và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

“Cánh cửa cơ hội” đã chính thức mở tại Vinhomes Global Gate khi Boutique Gate - dòng sản phẩm TMDV được thị trường ngóng chờ - chính thức ra mắt, ngày 13/5. Sự kiện thu hút hàng trăm nhà đầu tư đổ về Đông Bắc Thủ đô, đón đầu làn sóng tăng trưởng từ hai cú hích hạ tầng lớn - khởi công siêu dự án cầu Tứ Liên và hoàn thành Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia.

Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4 VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Bà Rịa Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư khu dân cư 3,44 ha

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ký ban hành Quyết định số 1185/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Long Gia An.

Việt Thành – Sài Đồng được Hà Nội giao hơn 10.000 m2 đất xây biệt thự ở Long Biên Bất động sản thành phố Vinh “trỗi dậy”, cơ hội “vàng” cho nhà đầu tư

Bất động sản thành phố Vinh “trỗi dậy”, cơ hội “vàng” cho nhà đầu tư

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng, trong khi giá bất động sản đang ở ngưỡng hợp lý là lực đẩy quan trọng giúp thị trường bất động sản TP. Vinh (Nghệ An) bứt tốc trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản.

Nghệ An giao đất cho Eurowindow xây khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng Eurowindow Twin Parks: "Hàng thửa" độc bản kiến tạo chuẩn sống thượng lưu tại Gia Lâm

Việt Thành – Sài Đồng được Hà Nội giao hơn 10.000 m2 đất xây biệt thự ở Long Biên

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 8/5/2025 về việc giao 10.081 m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2 tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Hạ giá cho thuê, loạt mặt bằng bán lẻ đường phố ở TP. Hồ Chí Minh vẫn ế ẩm, vì sao?

Hạ giá cho thuê, loạt mặt bằng bán lẻ đường phố ở TP. Hồ Chí Minh vẫn ế ẩm, vì sao?

Sự khác biệt rõ nét về bản chất và cách thức vận hành giữa mặt bằng nhà phố và trung tâm thương mại là yếu tố quan trọng khiến các thương hiệu bán lẻ ngày càng ưu tiên lựa chọn trung tâm thương mại, theo chuyên gia.

Hà Nội: Giá chung cư vẫn tiếp tục tăng nhẹ từ nay đến cuối năm Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm?

Hà Nội: Giá chung cư vẫn tiếp tục tăng nhẹ từ nay đến cuối năm

Giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội đã thiết lập mặt bằng mới trong quý I/2025, với nhiều dự án mới ra mắt ở mức giá cao hơn hẳn trước đó. Dự báo từ nay đến cuối năm, gia chung cư vẫn khó giảm.

Giá trung bình chung cư sơ cấp ở Hà Nội lên gần 80 triệu đồng/m2 Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

TP.HCM dự kiến có thêm 14 khu công nghiệp mới

TP.HCM vừa công bố kế hoạch phát triển 14 khu công nghiệp (KCN) mới với tổng diện tích 3.833ha, tập trung vào công nghệ cao và kinh tế xanh. Đây là bước đột phá nhằm tái cấu trúc nền công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2021–2030, hướng tầm nhìn 2050.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Hà Nội duyệt xây khu công nghiệp 1.000 tỷ đồng ở Sóc Sơn

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định rõ kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4

Hiện thực hóa giấc mơ “nhà cao, cửa rộng, sống sang” tại Vinhomes Wonder City

Trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng khan hiếm sản phẩm thấp tầng chất lượng cao, biệt thự “cửa rộng, vườn xanh”, mặt tiền rộng từ 8m trở lên tại Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) đang trở thành điểm đến lý tưởng cho cả người mua để ở

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City Vinhomes (VHM) báo lãi 2.652 tỷ đồng trong quý 1, liên tục khởi công dự án mới

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới

Ngày 8/5, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có công văn gửi các đơn vị liên quan về việc đầu tư dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn của Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam.

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Dự án Bến du thuyền Đà Nẵng được phép bán nhà hình thành trong tương lai