"Cá chép vượt vũ môn" - Dấu ấn nửa nhiệm kỳ của Tư lệnh ngành giao thông

Là một Tiến sỹ chuyên ngành ngân hàng - tài chính, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bị đặt nhiều hoài nghi khi tiếp quản “ghế nóng” ngành giao thông vận tải. Vượt qua những áp lực đó, dấu ấn của vị Tư lệnh giao thông trong nửa nhiệm kỳ là không thể bàn cãi.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng

Có thể nói, năm 2023 của ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều kỷ lục được ví như “cá chép vượt vũ môn” mà thời kỳ trước đó chưa ai làm được, cụ thể như kỷ lục về giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến hết tháng 12/2023, toàn ngành giao thông đã giải ngân đạt khoảng 92.000 tỷ đồng/94.000 tỷ đồng (đạt trên 95% kế hoạch), cao gấp 1,7 lần năm 2022, gấp 2,2 lần năm 2021. Đây là con số giải ngân đầu tư công cao nhất trong lịch sử ngành giao thông và là đơn vị đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân.

a11-3255.png

Trước đó, khi ông Nguyễn Văn Thắng nhậm chức trong bối cảnh ngành giao thông gặp nhiều khó khăn, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xin từ chức “ghế nóng” cho thấy áp lực đối với ngành rất lớn. Nhưng đó cũng là bước ngoặt giúp cho ngành giao thông có một “luồng gió mới”.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng từng thừa nhận, khi được giao giải ngân trên 94.000 tỷ đồng (gần gấp đôi so với năm 2022) thực sự là một thách thức rất lớn đối với cá nhân và toàn ngành giao thông vận tải.

“Đây là nhiệm vụ và cũng là thách thức trong bối cảnh nhiều dự án mới khởi công, giải phóng mặt bằng còn chậm, nguồn nguyên vật liệu, cát đắp thiếu hụt, thời tiết diễn biến bất thường, các công trình còn bộn bề khó khăn bị ngăn sông cấm chợ do dịch Covid-19 bùng phát…", ông Thắng chia sẻ.

Tuy nhiên, để gỡ nút thắt giải ngân tại các dự án, Bộ đã giao chi tiết kế hoạch và điều chỉnh linh hoạt qua 10 đợt, điều chuyển vốn từ dự án chậm giải ngân, xử lý nghiêm cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình thanh toán… Đồng thời phát động các phong trào thi đua với mục đích vừa động viên, cổ vũ, vừa là “mệnh lệnh” với tinh thần.

“Đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa”, cùng với một tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, ngành giao thông đã hoàn thành kỷ lục giải ngân vốn.

Nhờ sự truyền lửa đó, năm 2023, toàn ngành giao thông đã khởi công 26 dự án, trong đó 18 dự án đường bộ, 2 dự án đường thủy, 3 dự án đường sắt; hoàn thành 20 dự án, trong đó có 9 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam với chiều dài 475 km, nâng tổng số 1.892 km đường bộ cao tốc được đưa vào sử dụng. Như vậy, chỉ trong nửa nhiệm kỳ của mình, Tư lệnh ngành giao thông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 730 km đường cao tốc vượt xa giai đoạn 2015 - 2020 (5 năm).

Quảng cáo

“Với tinh thần làm việc hăng say, xuyên lễ, xuyên Tết, vượt nắng thắng mưa, chỉ tiến không lùi của toàn ngành GTVT, trong nửa nhiệm kỳ đầu đã hoàn thành trên 730km đường cao tốc, tinh thần này cần lan tỏa đến các công trường”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá.

Vươn ra biển lớn

Một trong những dấu ấn rõ nét trong nửa nhiệm kỳ Tư lệnh ngành giao thông phải nhắc đến đó là quyết tâm đầu tư nâng tầm cảng biển Việt Nam. Đây cũng là một trong những Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ về ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm về giao thông đường biển.

Chính nhờ sự quan tâm đặc biệt từ Bộ GTVT trong lĩnh vực hàng hải đã giúp nhiều cảng biển của Việt Nam liên tục lọt top đầu các bảng xếp hạng cảng biển uy tín của thế giới.

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục Phó Cục hàng hải Việt Nam chia sẻ, năm 2022 ngành hàng hải đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận trong quản lý và khai thác cảng biển khi Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố Chỉ số hiệu quả hoạt động container (CPPI), trong đó Cảng container quốc tế Cái Mép đứng thứ 12/348 cảng container trên thế giới.

Nói thêm về mục tiêu nâng tầm cảng biển Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho hay: Từ nay đến năm 2030, tổng kinh phí đầu tư phát triển hệ thống cảng biển cần khoảng 313.000 tỷ đồng, gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa (không gồm kinh phí đầu tư các bến cảng, cầu cảng chuyên dùng). Trong đó, nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò vốn mồi.

Phần vốn Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực cảng biển tới nay chỉ khoảng 16 – 17%, còn lại 83% là tư nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2011 – 2020, hơn 200.000 tỷ đồng huy động được vào lĩnh vực hàng hải thì nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp (DN) đạt tới 173.000 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước chỉ khoảng 28.000 tỉ đồng.

“1 đồng vốn Nhà nước bỏ ra thu hút 7 đồng vốn tư nhân”

Với số lượng huy động vốn tư nhân trong lĩnh vực cảng biển từ 2023 – 2030 là rất lớn, Bộ GTVT tự tin “không lo không hút được vốn”. Bởi theo tính toán của Bộ GTVT trong 20 năm qua, 1 đồng vốn Nhà nước bỏ ra đã thu hút được 7 đồng của tư nhân, bởi lẽ các doanh nghiệp đầu tư vào cảng biển có lợi nhuận. Mặt khác, các chính sách về đầu tư công, đầu tư bằng vốn mồi nhà nước rất tốt, mới đảm bảo hiệu quả cho nhà đầu tư”.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết.

Trong năm qua, lĩnh vực hàng không cũng ghi nhận nhiều nỗ lực của ngành giao thông vận tải, từ việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu 35.000 tỷ đồng của “siêu dự án” sân bay Long Thành để tăng tốc thi công bù lại tiến độ 4-5 năm bị chậm, đến việc hoàn thành cảng hàng không Phú Bài, hoàn thành sân bay Điện Biên (chỉ trong 11 tháng thi công) đã được Quốc hội, Chính phủ, dư luận đánh giá cao. Cùng đó, hàng loạt các dự án cảng hàng không khác cũng đang “tăng tốc” thi công như: Dự án Nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài…. Bên cạnh đó, thị trường vận tải hàng không cũng đang hồi phục giúp các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet bắt đầu có lãi…

Đáng chú ý, trong lĩnh vực đường sắt, dự án được dư luận ngóng chờ nhất là tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam lần đầu tiên được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, cụ thể hoá trong chương trình hành động của Chính phủ.

Mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đến năm 2030, phấn đấu khởi công dự án gồm các đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh dài 281 km, Tp.Hồ Chí Minh - Nha Trang dài 370 km. Đến năm 2045 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Như vậy, trong nửa nhiệm kỳ ngắn ngủi, dấu ấn của Tư lệnh ngành giao thông từng được đánh giá là “tay ngang” phần nào ghi dấu trên mọi lĩnh vực của ngành. Từ đó, dần khắc họa nên chân dung một Tư lệnh trẻ trung, xông xáo, quyết đoán, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm và như đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Ngành giao thông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

SeABank đón sinh nhật thứ 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán Giảm thuế nhập khẩu loạt mặt hàng từ ngày 1/4: Những lợi ích dành cho người tiêu dùng

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Vàng SJC bất ngờ tăng giá mua Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội

Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Người Trung Quốc xây cầu "đẻ ra tiền" khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số