Nhiều ngân hàng lớn nhất Mỹ “trả giá” cho việc tăng quy mô quá nhanh

Ngân hàng Goldman Sachs trong thời gian gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng đầu tư.

Nhóm các ngân hàng lớn nhất Mỹ chi tiêu ra hơn 1 tỷ USD cho tiền đền bù trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2023, thực tế này cho thấy cái giá phải trả không hề nhỏ của các ngân hàng Mỹ khi họ mở rộng hoạt động thái quá trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Ngân hàng Goldman Sachs trong thời gian gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng đầu tư. Vào ngày thứ Tư, ngân hàng này công bố đã phải chi ra đến 260 triệu USD trợ cấp thôi việc trong nửa đầu năm nay. Tính từ đầu năm nay, Goldman Sachs đã sa thải ước tính khoảng 3.400 nhân viên tương đương khoảng 7% tổng nhân sự của ngân hàng.

Vào ngày thứ Ba, Morgan Stanley cũng công bố đã sa thải ước tính khoảng 3.000 nhân viên trong năm nay và chi ra hơn 300 triệu USD cho việc này. Vào tuần trước, Citigroup thông báo chi ra khoảng 450 triệu USD cho chi phí trợ cấp thôi việc. Tháng 5/2023, Citigroup công bố đã gần hoàn tất việc sa thải khoảng hơn 5.000 nhân sự.

Giám đốc tổ chức Options, ông Michael Karp, phân tích: “Dường như đang diễn ra sự điều chỉnh trong các ngân hàng. Trong phần lớn thời gian của năm nay, các ngân hàng sa thải 2 người nhưng lại tuyển mới 1 người”.

Nhiều tổ chức tài chính phố Wall hiện giờ đang thừa nhận rằng họ từng tăng quy mô nhân sự quá nhanh trong đại dịch COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong thời điểm đó.

Quảng cáo

Tình trạng dịch chuyển nhân lực trong vài năm qua trong nhóm các ngân hàng đầu tư của Mỹ được đánh giá quá nhanh kể cả nếu xét trong chuẩn chung của ngành ngân hàng đầu tư vốn có tính chu kỳ cao.

Những ngân hàng lớn nhất trên phố Wall đã sa thải ước tính khoảng 11.000 nhân lực trong năm nay. Các nhà điều hành phố Wall hiện đang chia rẽ quan điểm về việc liệu có nên tiếp tục sa thải nhân sự hay không và tiếp tục thanh toán trợ cấp thôi việc.

Giám đốc tài chính của Morgan Stanley, ông Sharon Yeshaya, trong tuần này nói với các chuyên gia phân tích rằng ngân hàng này dự kiến sẽ có nhiều sự mở rộng trong hoạt động tư vấn chính vì vậy muốn định vị để đón nhận cơ hội tốt nhất có thể.

Còn theo giám đốc điều hành của Goldman Sachs, ông David Solomon, cho biết ngân hàng ông sẽ vẫn tiếp tục sa thải nhân lực, nhưng chưa thể đưa ra con số cụ thể.

Đại diện ngân hàng Wells Fargo chia sẻ tổng số lượng nhân lực của ngân hàng đã giảm ước tính 40.000 tính từ giữa năm 2020, riêng trong năm nay giảm khoảng 5.000. Wells Fargo cho biết đây là một trong số ít các ngân hàng không mở rộng quy mô hoạt động trong thời kỳ đại dịch COVID-19 một phần bởi ngân hàng này chịu nhiều hạn chế với nhiều ràng buộc pháp lý.

Ngày thứ Ba, Bank of America thông báo đã sa thải ước tính khoảng 4.000 việc làm, tương đương khoảng 2% tổng nhân sự. BofA đã sa thải một số vị trí không phải trợ cấp thôi việc quá nhiều tiền.

JP Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tài sản với hoạt động ngân hàng bán lẻ, đầu tư và kinh doanh rất mạnh, là một trong những ngân hàng đi ngược xu thế sa thải. Chỉ riêng trong nửa đầu năm 2023, tổng quy mô nhân sự ngân hàng phình to thêm ít nhất 8%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall