Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam

TPS Research đưa ra 3 kịch bản cho việc áp thuế đối ứng và tác động tới Việt Nam.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam

Trong báo cáo mới đây. các chuyên gia của Trung tâm phân tích tại Công ty Chứng khoán tiên phong (TPS Research) đã đưa ra 03 kịch bản cho việc áp thuế đối ứng và tác động tới Việt Nam.

Kịch bản 1 - Kịch bản lạc quan (40%): Mỹ đánh thuế vừa phải lên các mặt hàng có chênh lệch thuế lớn. Đây là kịch bản được đánh giá là khả thi và có tính chọn lọc cao, khi Mỹ nhiều khả năng tập trung vào các mặt hàng có chênh lệch thuế quan rõ rệt nhất. Trong trường hợp này, các nhóm hàng như giày dép (HS 64) với chênh lệch12,8% và kim ngạch 7,9 tỷ USD, đồ chơi thể thao (HS 95) với 12,3%, và thủy sản (HS 03) với 11,0% sẽ trở thành đối tượng bị nhắm đến. Tổng giá trị xuất khẩu của nhóm này vượt 20 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, do đó tác động sẽ mạnh về quy mô, nhưng vẫn giới hạn ở một số ngành cụ thể. Đồng thời kỳ vọng mức độ đánh thuế sẽ ở mức vừa phải làm giảm chênh lệch. Đây là kịch bản phản ánh xu hướng "đánh thuế có mục tiêu" mà Mỹ từng áp dụng trong giai đoạn xung đột thương mại với Trung Quốc. Ước tính tác động tới 0,23% GDP.

Kịch bản 2 - Kịch bản trung lập (40%): Mỹ mở rộng phạm vi sang các mặt hàng có chênh lệch trung bình. Kịch bản này thể hiện mức độ phản ứng mạnh tay hơn từ phía Mỹ, mở rộng áp thuế lên nhóm hàng như áo dệt kim (9,1%), áo len sợi (5,5%) và cao su (5,4%) bên cạnh nhóm hàng ở kịch bản 1. Tổng cộng sẽ có 9 mặt hàng chủ lực bị ảnh hưởng, với kim ngạch gộp vượt 60 tỷ USD.

TPS Research đánh giá, đây là kịch bản đáng lo ngại hơn, khi không chỉ các ngành tiêu dùng mà cả các ngành nguyên phụ liệu và trung gian sản xuất cũng bị tổn thương. Tác động lan tỏa sẽ rộng hơn, ảnh hưởng tới cả chuỗi cung ứng và việc làm, đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày và cao su. Ước tính tác động tới 0,55% GDP.

Kịch bản 3 - Kịch bản tiêu cực (20%): Mỹ đánh thuế mạnh tay lên toàn bộ các mặt hàng có chênh lệch. Đây là kịch bản cực đoan, thể hiện phản ứng chính trị mạnh mẽ và mang tính trừng phạt toàn diện hơn. Lúc này, ngay cả các nhóm như điện tử (1,4%) và máy cơ khí (1,7%), vốn có chênh lệch thuế nhỏ nhưng kim ngạch cực lớn (lần lượt 41,8 và 17,5 tỷ USD), cũng bị đưa vào diện áp thuế.

TPS Research cho rằng, tác động của kịch bản này là rất lớn và mang tính hệ thống, có thể ảnh hưởng đến hơn 70 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương phần lớn giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thặng dư thương mại, mà còn tạo áp lực lớn lên dòng vốn FDI, chuỗi cung ứng, và tâm lý thị trường. Ước tính tác động tới 1,23% GDP.

Quảng cáo

“Ba kịch bản nêu trên phản ánh các cấp độ leo thang khác nhau trong chiến lược thương mại của Mỹ, từ áp thuế có chọn lọc dựa trên chênh lệch thuế lớn, đến mở rộng phạm vi đánh thuế theo quy mô xuất khẩu, và cuối cùng là kịch bản cực đoan với phạm vi bao phủ toàn diện. Dù kịch bản tiêu cực nhất không thể loại trừ, nhưng với đánh giá hiện tại, chúng tôi cho rằng xác suất xảy ra kịch bản này là tương đối thấp, do Việt Nam không phải là đối tượng trọng tâm về địa chính trị, kinh tế hay thương mại trong chiến lược của Mỹ”, chuyên gia của TPS Research đánh giá.

Chênh lệch kim ngạch XNK “gây chú ý”

Đánh giá về rủi ro thuế đối ứng của Mỹ, các chuyên gia của TPS Research cho biết, dữ liệu cho thấy, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, với kim ngạch trên 1 tỷ USD vẫn đang có một mức chênh lệch "gây chú ý" đối với Mỹ, như một đối tác hưởng lợi chênh lệch.

Cụ thể, nhóm giày dép (HS 64) với kim ngạch 7,9 tỷ USD đang có mức chênh lệch thuế lên đến 12,8 điểm phần trăm, cao nhất trong số các nhóm hàng > 1 tỷ USD. Tương tự, đồ chơi thể thao (HS 95) cũng đang ghi nhận mức chênh lệch lần lượt là 12,8% và 12,3%. Nhóm hàng dệt may như áo len sợi (HS 61) và áo dệt kim (HS 62) tuy có mức chênh lệch thấp hơn, song vẫn vượt ngưỡng 5%, lần lượt là 5,5% và 9,1%. Các ngành khác như đồ da (HS 42) (14,9%), xe cộ (HS 87) (28,0%) và thủy sản (HS 03) (11,0%) – dù có kim ngạch thấp hơn nhưng mức chênh lệch lớn.

“Đáng chú ý đây đều là các ngành chủ lực của nhóm doanh nghiệp nội địa Việt Nam, điều này khiến kịch bản bị áp thuế sẽ ảnh hưởng đa chiều tới tới Việt Nam, không chỉ việc tăng chi phí thuế mà còn vấn đề về nhân công, việc làm, kinh tế tư nhân”, TPS Research đánh giá.

Theo TPS Research, Mỹ đã áp thêm ngoài biểu thuế đối với nhóm ngành như nội thất và thép do các chính sách bảo hộ đặc biệt (như chống lẩn tránh xuất xứ Trung Quốc), đã điều chỉnh lại cán cân thuế quan đối với hai ngành này. Cụ thể, hàng nội thất, vốn trước đây được xem là có chênh lệch thuế lớn, nay lại ghi nhận mức chênh lệch âm (-2,8%) do chịu thêm khoảng 20% thuế chống bán phá giá.

Tương tự, ngành sắt thép đang phải chịu mức thuế bổ sung lên tới 25%, khiến chênh lệch nghiêng ngược về phía Mỹ với chênh lệch -18,5%. Với một số ngành có giá trị xuất khẩu đặc biệt lớn như đồ điện tử (41,8 tỷ USD) và máy cơ khí (17,5 tỷ USD), chênh lệch thuế không quá lớn (1,4% và 1,7%) sẽ có xác suất bị áp thuế đối ứng thấp, tuy nhiên xuất khẩu các mặt hàng này lại là các doanh nghiệp FDI.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

Được biết, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chính thức: Chi tiết danh sách 34 tỉnh, thành phố mới vừa được thông qua

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cả nước sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11 khóa 13.

Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20% Điểm mặt những rủi ro khiến nhà đầu tư có thể "mất tiền to" nếu ào ào mua đất theo tin đồn sáp nhập tỉnh

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm