Ai Cập huy động được 10 tỷ USD để phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập Rania al-Mashat vừa thông báo Ai Cập - nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã huy động được các khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD trong các cuộc đàm p

Tài chính là một trong những vấn đề gây nhiều bất đồng nhất tại các cuộc đàm phán về khí hậu, khi các nước nghèo hơn muốn các nước giàu (cũng là những nước thải ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính) gánh vác phần lớn chi phí để ứng phó với tình trạng Trái Đất ấm lên.

Trong năm tới, Ai Cập sẽ tiếp tục giữ vai trò Chủ tịch COP cho đến khi COP28 diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và nước này sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm có được để nhân rộng mô hình tài chính này sang những nước khác.

Khoản tiền trên gồm hỗ trợ tiền mặt, các khoản vay và 100 triệu euro (103,82 triệu USD) từ hoán đổi nợ thành cổ phần với Đức, tập trung vào các dự án phát triển trong loạt lĩnh vực năng lượng, an ninh lương thực, nước, vận tải và môi trường. Trả lời phỏng vấn bên lề COP27, Bộ trưởng al-Mashat nhấn mạnh Ai Cập muốn thể hiện cách thức một quốc quốc gia có thể huy động và hiện thực hóa cam kết thành các dự án khả thi.

Ai Cập có 9 dự án trong khuôn khổ Chương trình Nước, thực phẩm và năng lượng (NWFE), nền tảng E-PACT tập trung vào lĩnh vực vận tải và môi trường. Theo bà, nhiều quốc gia đã thảo luận với các ngân hàng phát triển đa phương về các hành động tương tự như NWFE. Chương trình này bao gồm các dự án cải thiện tưới tiêu, sản lượng cho nông dân, phát triển công nghệ khử muối để bổ sung cho nguồn nước vốn khan hiếm.

Quảng cáo

Phần lớn khoản ngân sách trên sẽ được sử dụng cho năng lượng tái tạo, bao gồm việc chấm dứt hoạt động của nhà máy điện khí lỗi thời có tổng công suất 5GW và tăng công suất năng lượng tái tạo thêm 10GW, trong đó chủ yếu là năng lượng gió.

Tuần này, Mỹ, Đức và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đã cam kết hỗ trợ hơn 500 triệu USD cho dự án năng lượng của Ai Cập. Số tiền này sẽ được dùng để đầu tư vào mạng lưới truyền tải điện và hỗ trợ các lao động bị ảnh hưởng của việc chấm dứt hoạt động các trạm điện, mở đường cho đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo.

Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, khoản đầu tư này sẽ giúp Ai Cập giảm 10% lượng khí nhà kính và sớm đạt mục tiêu về nâng sản lượng điện được sản xuất từ các nguồn tái tạo trong 5 năm tới.

Ai Cập là nơi chỉ sản sinh ra 0,6% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu, nhưng quốc gia đông dân nhất trong thế giới Arab này lại là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, đặc biệt khi nước biển dâng đang đe dọa vùng đồng bằng sông Nile của Ai Cập.

Đầu tháng 10 vừa qua, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã thông qua thỏa thuận hỗ trợ phát triển trị giá 400 triệu USD để giúp Ai Cập triển khai kế hoạch khử carbon trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải bằng cách phát triển hành lang đường sắt Alexandria - Thành phố 6 tháng 10 - Vùng Cairo mở rộng.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

“Xanh hóa” năng lượng sản xuất: Doanh nghiệp có thể tự chủ đầu tư nhưng cần chính sách rõ ràng hơn

“Vấn đề tài chính để đầu tư vào năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp có thể tự chủ được, nhưng vấn đề là chính sách phải được khơi thông, phải rõ ràng và có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, không hẳn là hỗ trợ tài chính”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group cho biết.

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ