Vì sao tập đoàn năng lượng nước ngoài huỷ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

Trong 12 tháng qua, doanh thu của Tập đoàn này đã giảm 18%.

Hình minh họa

Theo thông tin trên Reuters, ông Magnus Frantzen Eidsvold, người phát ngôn của Equinor - một trong những công ty năng lượng lớn nhất Na Uy cho biết tập đoàn này đã quyết định huỷ kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

"Chúng tôi đã quyết định ngừng phát triển kinh doanh tại Việt Nam và đóng cửa văn phòng tại Hà Nội", người phát ngôn Equinor Magnus Frantzen Eidsvold nói.

Chia sẻ về lý do đưa ra quyết định trên, phía Equinor cho hay, "ngành điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể trong thời gian gần đây và chúng tôi cần phải có kỷ luật trong cách tiếp cận của mình", ông Magnus Frantzen Eidsvold chia sẻ trên Reuters.

Trước đó, năm 2021, Petrovietnam và Equinor đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo khác tại Việt Nam và có văn bản đề xuất vị trí khảo sát điện gió ngoài khơi đến các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Thái Bình và Hải Phòng…

Equinor cũng đánh giá Việt Nam "có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở châu Á".

Quảng cáo
Logo của Equinor tại trụ sở chính của công ty ở Stavanger, Na Uy. Ảnh: Reuters.

Equinor là một công ty năng lượng quốc tế rộng lớn có trụ sở chính tại Na Uy với 22.000 nhân viên tại hơn 30 quốc gia. Equinor tập trung vào 3 mảng dầu khí, khí LNG và hydrogen, năng lượng tái tạo.

Mỗi ngày, Equinor đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hơn 170 triệu người tiêu dùng cũng như nhiều công ty trên khắp thế giới. Tập đoàn này niêm yết trên các sàn Oslo và New York, vốn hóa trên 73 tỷ USD.

Qua 50 năm phát triển, hiện nay, Equinor đã trở thành 1 trong những công ty năng lượng hàng đầu thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Equinor đã trở thành 1 trong những nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.

Equinor đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi tại châu Âu và Mỹ với tổng công suất các dự án đã vận hành và đang triển khai đầu tư xây dựng khoảng hơn 10 GW.

Tại Anh, họ có dự án Dogger Bank, là trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Dự án trang trại điện gió Dogger Bank được phát triển theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lắp đặt các turbin gió với tổng công suất là 1,2 GW, sau khi đi vào vận hành, trang trại điện gió này đủ khả năng cung cấp điện cho 6 triệu hộ gia đình hàng năm với tổng công suất lắp đặt là 3,6 GW.

Đặc biệt, Equinor hiện nay đang đứng đầu thế giới về phát triển điện gió ngoài khơi móng nổi và đang nghiên cứu triển khai công nghệ này ở châu Á.

Về hoạt động kinh doanh, tính đến hết ngày 30/6/2024, tập đoàn có doanh thu 25,46 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tính chung 12 tháng gần đây, doanh thu giảm trên 18%, còn khoảng 105,3 tỷ USD.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

“Xanh hóa” năng lượng sản xuất: Doanh nghiệp có thể tự chủ đầu tư nhưng cần chính sách rõ ràng hơn

“Vấn đề tài chính để đầu tư vào năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp có thể tự chủ được, nhưng vấn đề là chính sách phải được khơi thông, phải rõ ràng và có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, không hẳn là hỗ trợ tài chính”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group cho biết.

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ