Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ

Mới đây, Trung Quốc đã phóng vệ tinh Lingxi-03, với cánh được tích hợp các tấm pin năng lượng siêu mỏng. Đây là đợt phóng nằm trong kế hoạch phát triển 13.000 vệ tinh nhằm cạnh tranh với SpaceX.

Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ

Trung Quốc mới đây đã phóng vệ tinh với cánh tích hợp năng lượng mặt trời siêu mỏng đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Vệ tinh này nằm trong dự án thử nghiệm gồm 13.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo để cạnh tranh với Starlink của SpaceX.

Vệ tinh Lingxi-03, được phát triển bởi startup có trụ sở tại Bắc Kinh GalaxySpace, đã cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền trung Trung Quốc, trên tên lửa Trường Chinh 2D vào sáng ngày 23/7.

Theo CCTV, tấm pin năng lượng mặt trời được tích hợp trên cánh vệ tinh có thể uốn cong, có độ dày khoảng 1 mm - chỉ tương đương tấm thẻ tín dụng và chỉ bằng 5% độ dày của tấm pin mặt trời truyền thống. Khi được gấp lại bên trong tên lửa, tấm năng lượng mặt trời này chỉ dày 5 cm và khi mở ra để hoạt động trên quỹ đạo sẽ có độ dài 9 m và rộng 2,5 m.

screenshot-2023-07-27-at-172042-9914.png

Các tấm pin mặt trời siêu mỏng được tích hợp trên cánh của vệ tinh.

Trước đây, Trung Quốc chỉ sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời như vậy để cung cấp năng lượng trong trạm không gian Thiên Cung, CCTV cho biết.

Zhu Zhengxian, CTO của GalaxySpace, cho hay: “NHững cánh năng lượng mặt trời này nhỏ, nhẹ và dễ để gập lại. Chúng hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn so với các tấm pin mặt trời truyền thống, đặc biệt thích hợp cho những sứ mệnh phóng vệ tinh quy mô lớn vì có thể xếp chồng lên nhau.”

Quảng cáo

Theo ông Zhu, Lingxi-03 cũng là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc có cấu trúc thân chính tích hợp, phù hợp để sản xuất hàng loạt. Ông cho biết, việc sản xuất vệ tinh này được lấy cảm hứng từ khung gầm của một chiếc ô tô, với công nghệ đúc khuôn hiện đại.

Lingxi-03 được trang bị tải trọng kỹ thuật số - tức là “bộ não” được lắp đặt trên vệ tinh, có thể xử lý hàng chục gigabyte dữ liệu mỗi giây và phân bổ linh hoạt các nguồn thông tin liên lạc, xác minh các công nghệ liên quan cho quỹ đạo tiếp theo.

Ngoài ra, vệ tinh Lingxi-03 có thiết kế khung mở, tức là tất cả các thiết bị được gắn trực tiếp vào bên ngoài và tiếp xúc với môi trường trong không gian. Theo Hu Zhao - giám đốc điều khiển vệ tinh, điều này đòi hỏi khả năng chống chịu bức xạ và kiểm soát nhiệt độ đặc biệt cho các thiết bị điện tử trên vệ tinh.

GalaxySpace là startup thành lập năm 2018, công ty đầu tiên chuyên cung cấp cáp dịch vụ internet vệ tinh tại Trung Quốc. Công ty này được cho là đã huy động được khoản vốn đáng kể, đưa định giá của họ lên 1,58 tỷ USD vào tháng 9.

Hồi tháng 3/2022, GalaxySpace đã phóng vệ tinh liên lạc lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất cho một mạng vệ tinh thử nghiệm và thực hiện thành công nhiều thử nghiệm công nghệ 5G.

Zhu cho biết công ty sẽ đẩy nhanh nghiên cứu về các công nghệ cốt lõi như ăng-ten mảng pha để liên lạc trực tiếp giữa vệ tinh với thiết bị. Họ cũng nỗ lực hợp tác với các đối tác dọc theo chuỗi công nghệ để giúp thúc đẩy chùm vệ tinh quốc gia “Guowang”. Cuối năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ phóng một loạt vệ tinh Guowang lần đầu tiên.

Trong khi đó, SpaceX hiện đã có hơn 4.500 vệ tinh trên quỹ đạo, theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell, người theo dõi các đợt phóng vệ tinh. Số lượng vệ tinh Starlink có thể sẽ đạt 42.000 trong vòng 10 năm.

Cùng các kế hoạch của Trung Quốc và nhiều công ty của phương Tây đang đề xuất, tổng số vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất có thể vượt con số 60.000.

Trong sự kiện hôm 23/7 tại Trung Quốc, 3 vệ tinh viễn thám Skysight AS-01, AS-02 và AS-03 cũng được phóng lên quỹ đạo. Cả 3 vệ tinh đều thuộc sở hữu của Skysight Technology, nằm trong dự án chòm vệ tinh thương mại của công ty nhằm quan sát Trái đất theo dải sóng radar, quang học và hồng ngoại.

Theo Nhị sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Reuters: Mỹ chặn DeepSeek trên thiết bị công

Bộ Thương mại Mỹ những tuần gần đây đã thông báo cho nhân viên về việc cấm sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên những thiết bị do chính phủ cung cấp.

Cùng hỏi ChatGPT và DeepSeek có 1 tỷ đồng thì nên đầu tư vào đâu, 2 công cụ AI trả lời sao? Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?

"Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Nippon Telegraph & Telephone (NTT) sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ trong 3 năm cho đến năm tài chính 2027 nhằm tăng gấp đôi công suất trung tâm dữ liệu khi nền kinh tế số của quốc gia này phát triển.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chờ đợi dữ liệu mới, vàng thế giới đi xuống

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ

Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU Gần 1.000 nhà máy thịt Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc

VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam

Ngày 12/3/2025, VinFast công bố đã bàn giao hơn 12.500 ô tô điện các loại trong tháng 2/2025 tại thị trường Việt Nam, tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế dẫn đầu thị trường ô tô trong nước.

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 1/2025: Bộ đôi nhà VinFast đỉnh nóc, bán gần gấp 5 lần Mitsubishi Xpander

Mỹ đang đàm phán với các doanh nghiệp muốn mua lại TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang đàm phán với bốn nhóm quan tâm đến việc mua lại TikTok, trong bối cảnh tương lai của ứng dụng thuộc sở hữu Trung Quốc vẫn còn nhiều bất ổn tại Mỹ.

Apple, Google khôi phục TikTok trên cửa hàng ứng dụng tại Mỹ TikTok lần đầu tiên đạt doanh thu IAP lên tới 6 tỷ USD