Phát triển thị trường carbon là chìa khóa giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong nhiều giải pháp, phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0.

Phát triển thị trường carbon là chìa khóa giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
Hội thảo "Cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon tại Việt Nam và Lộ trình hướng đến mục tiêu Net Zero 2050"

Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 7/2024, đã có 48 quốc gia triển khai thị trường carbon theo cơ chế bắt buộc. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện do các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế thành lập. Dù chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon xuyên biên giới nhưng đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ký thoả thuận về trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon.

Tại Việt Nam, có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế để trao đổi trên thị trường carbon thế giới.

Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong vai trò Đồng chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) và cũng là doanh nghiệp có 3 năm liên tiếp được xếp hạng “Doanh nghiệp bền vững nhất trong lĩnh vực sản xuất”, Nestlé Việt Nam phối hợp với VBCSD, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức buổi chia sẻ về chủ đề “Cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon tại Việt Nam và Lộ trình hướng đến mục tiêu Net Zero 2050”.

Sự kiện nhằm kết nối các doanh nghiệp thành viên VBCSD, với sự tham gia và chia sẻ của đại diện Cục Biến đổi khí hậu, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại sự kiện, các doanh nghiệp được cập nhật thông tin tóm tắt về những kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2024, Hội nghị COP29 và những chính sách mới nhất của Việt Nam nhằm định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chương trình hành động phù hợp góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Quảng cáo

Hoạt động này là một phần của Lễ trao giải Chương trình Đánh giá và Xếp hạng các Doanh nghiệp bền vững Việt Nam (CSI-100), tôn vinh Top 100 doanh nghiệp bền vững. Năm 2024 đánh dấu năm thứ 9 của CSI-100 và là năm thứ 7 Nestlé Việt Nam đồng hành cùng chương trình. Việc tham gia và áp dụng Bộ chỉ số CSI giúp các doanh nghiệp đo lường thành tựu và định hình chiến lược phát triển bền vững.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, Đồng chủ trì VBCSD cho biết, với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, Nestlé không chỉ đặt các mục tiêu tham vọng và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, mà còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam.

“Năm nay chúng tôi rất vui vì số lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình CSI-100 tăng lên và nhiều đơn vị đã có những hành động cụ thể nhằm giảm phát thải. Các doanh nghiệp được lựa chọn năm này đều là doanh nghiệp có những thực hành tốt và đáng biểu dương.

Thông qua chương trình CSI, chúng tôi kêu gọi sự chung tay từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức để chia sẻ rộng rãi hơn các sáng kiến và thực hành tốt, cùng kiến tạo một Việt Nam xanh hơn, thịnh vượng hơn.” Ông Binu Jacob nói.

Từ đầu năm 2024, Nestlé Việt Nam đã phối hợp với các đối tác tổ chức nhiều chương trình tập huấn và chia sẻ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nằm trong chuỗi cung ứng của công ty, nhằm kiểm đếm, đo lường và cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Tại Lễ công bố CSI 2024, Nestlé giới thiệu các sáng kiến phát triển bền vững như chuyển dịch sang nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tái sinh và kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong toàn chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng giới thiệu sáng kiến áp dụng công nghệ thực tế ảo VR360 nhằm tăng trải nghiệm cho khách tham gia buổi lễ. Những hoạt động này nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng hành động trong cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

“Xanh hóa” năng lượng sản xuất: Doanh nghiệp có thể tự chủ đầu tư nhưng cần chính sách rõ ràng hơn

“Vấn đề tài chính để đầu tư vào năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp có thể tự chủ được, nhưng vấn đề là chính sách phải được khơi thông, phải rõ ràng và có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, không hẳn là hỗ trợ tài chính”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group cho biết.

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ