Sau năm thua lỗ kỷ lục, Thuỷ sản Minh Phú đặt kế hoạch lãi gần 1.000 tỷ năm 2025

Sau khi ghi nhận khoản lỗ 190,62 tỷ đồng trong năm vừa qua, Thủy sản Minh Phú đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2025 với lợi nhuận lên đến 997 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng dự kiến phát hành 154.700 cổ phiếu ESOP.

screenshot-2025-06-04-at-12.24.47.png
(Ảnh minh hoạ)

Công ty CP Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú (mã MPC) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/6 tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh vừa trải qua hai năm liên tiếp thua lỗ, Thủy sản Minh Phú (MPC) đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với những con số đầy tham vọng. Theo đó, MPC đặt mục tiêu sản lượng đạt 60.000 tấn, doanh thu kỳ vọng đạt 15.667,2 tỷ đồng, tăng 6% và đặc biệt lợi nhuận sau thuế lên tới 997 tỷ đồng, trong khi năm 2024 Minh Phú từng thua lỗ 190,62 tỷ đồng. Trước đó, năm 2023 MPC cũng ghi nhận lỗ 105 tỷ đồng.

Quý I/2025, MPC báo lãi 17,6 tỷ đồng, tăng trưởng 144% so với cùng kỳ năm 2024. Doanh thu đạt 2.856 tỷ đồng, tăng trưởng 2,4% so với cùng kỳ. Lý giải lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng, MPC cho biết do hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống của tập đoàn đang dần dần cải thiện làm cho kết quả giảm lỗ hơn so với cùng kỳ.

Quảng cáo

Bên cạnh các mục tiêu tài chính, Thủy sản Minh Phú cũng đang đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững thông qua việc xây dựng khu phức hợp chế biến tôm hiện đại, đặt gần vùng nguyên liệu. Mục tiêu nâng cao chất lượng tôm, đồng thời giảm thiểu chi phí bảo quản, vận chuyển và hao hụt sau thu hoạch. Công ty hướng đến mô hình sản xuất chuyên môn hóa cao, đồng bộ hóa từng mắt xích trong chuỗi giá trị từ nghiên cứu - phát triển con giống, nuôi trồng, chế biến, xử lý phụ phẩm đến thương mại, nhằm đảm bảo cân bằng cung cầu và tối ưu hiệu quả.

Đặc biệt, MPC sẽ tập trung phát triển nguồn con giống chất lượng cao, yếu tố được xem là quyết định trên 60% thành công trong nuôi tôm. Công ty đề xuất xây dựng Khu sản xuất tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng bố mẹ tại tỉnh Ninh Thuận, với các đặc tính ưu việt như khả năng thích nghi tốt, kháng bệnh và lớn nhanh. Đồng thời, sẽ có khu sản xuất tôm giống chất lượng cao và khu sản xuất con dời, tảo làm thức ăn cho tôm, hoàn thiện chuỗi giá trị từ khâu đầu tiên.

Tại đại hội, MPC cũng xin ý kiến cổ đông việc triển khai chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) trong năm 2025.

Theo kế hoạch, công ty sẽ phát hành 154.700 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 0,04% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành. Mức giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 1.547.000.000 đồng. Cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành. Dự kiến, đợt chào bán sẽ được thực hiện trong năm 2025, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành.

MPC cũng có một số thay đổi trong nhân sự cấp cao. Cụ thể, ông Bùi Anh Dũng thành viên HĐQT nhiệm kì 2024 -2029 rút lui vì lý do cá nhân.

Thay thế vị trí ông Dũng, Ban hội đồng quản trị đã đề cử bà Lê Thị Dịu Minh (sinh năm 1986) - con gái CEO Lê Văn Quang. Hiện, bà Minh sở hữu 13,1 triệu cổ phiếu MPC, tương đương 3,27% vốn điều lệ.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Cáp treo Bà Nà báo lãi hơn 426 tỷ đồng, tài sản vượt 31.000 tỷ

Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Cáp treo Bà Nà đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm so với năm 2023, chủ yếu do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý khoản đầu tư tài chính như năm 2023.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

VinFast ghi nhận tăng trưởng doanh thu gần 150% trong quý I/2025, biên lợi nhuận cải thiện đáng kể Vietcap: VinFast có thể bàn giao 300.000 xe trong 2 năm tới, dự kiến đầu tư hơn 20.000 tỷ cho R&D

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6% Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, Dragon Capital giảm sở hữu tại FPT Retail

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025.

Hòa Phát cung cấp 1.000 vỏ container cho “ông trùm” vận tải biển Việt Nam Sau Vingroup, Hòa Phát, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo muốn tham gia dự án metro tại TP. HCM

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường bất động sản đang trở lại đường đua: Bắt nhịp phục hồi, hướng tới bứt phá

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi rõ rệt sau thời gian dài trầm lắng. Nhờ loạt chính sách tháo gỡ vướng mắc từ Chính phủ, kết hợp với dòng vốn đầu tư mạnh và hạ tầng bứt tốc, thị trường đã khởi sắc trở lại với nhiều tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm.

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi? VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"